Đậu đen vừa là thực phẩm bổ dưỡng vừa có nhiều tác dụng chữa bệnh quý
1. Đậu đen - thực phẩm giàu dưỡng chất
Từ lâu người ta luôn biết tới đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, đồng thời có nhiều công dụng chữa bệnh quý trong y học.
Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. Nguồn cung cấp dinh dưỡng và vitamin đa dạng:
- Thực phẩm giàu chất xơ: trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Chất xơ và một số chất khác có trong đậu đen ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường. Do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa.
- Giàu chất chống oxy hóa: đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, isoflavone, anthocyanidin giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… nhưng cao gấp 10 lần.
- Nguồn protein: một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.
- Nguồn cung cấp vitamin đa dạng cho cơ thể:
+ Vitamin A: được dùng cho trẻ em chậm lớn, mắt bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt, bệnh vảy cá, bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng tay, móng chân bị biến đổi, hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ, chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai, nhiễm khuẩn tiêu hóa, có lợi cho người thiếu hụt viatmin A như người vừa ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp…
+ Vitamin B1: có lợi cho người bị tê phù, viêm đau dây thần kinh, suy nhược cơ thể…
+ Vitamin B2: có lợi trong rối loạn hấp thu, rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, thiếu máu, viêm loét da, niêm mạc như loét lưỡi, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét giác mạc...
+ Vitamin C: phòng ngừa bệnh Scorbut. Phòng ngừa thiếu hụt vitamin C do chế độ ăn mất cân bằng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm thời kỳ dưỡng bệnh…
- Tăng cường sắt và mangan cho cơ thể: đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Mangan, có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu mangan cho cơ thể mỗi ngày
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: người ta nhận thấy những người ăn nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.
2. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đậu đen
- Chữa lưng đau ê ẩm, cứng đờ, cử động khó: đậu đen: 300g sao vàng, 300g nấu chín nhừ, 300g cho vào chõ đồ chín. Trộn đều ba loại trên cho vào 2 lít rượu chưng cách thủy 30 phút, sau đó ngâm tiếp 7 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào bữa ăn (tổng lượng 100ml/ ngày). Ngoài ra có thể dùng rượu cho thêm ít gừng tươi xào nóng, xoa bóp lưng rất hiệu nghiệm. Chữa lưng đau ê ẩm, cứng đờ, cử động khó: đậu đen: 300g sao vàng, 300g nấu chín nhừ, 300g cho vào chõ đồ chín. Trộn đều ba loại trên cho vào 2 lít rượu chưng cách thủy 30 phút, sau đó ngâm tiếp 7 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào bữa ăn (tổng lượng 100ml/ ngày). Ngoài ra có thể dùng rượu cho thêm ít gừng tươi xào nóng, xoa bóp lưng rất hiệu nghiệm.
- Chữa đái rắt, đái buốt, tiểu ít: đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè. Uống 5 - 7 ngày. Chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày: lấy một quả dừa xiêm, vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tuần chỉ cần ăn 1 lần hoặc ăn 1 - 2 lần trong tháng.
- Cháo thanh nhiệt giải độc dùng trong mùa nóng: đậu đen 50g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 50g. cách chế biến: lá sen lấy loại lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất thái nhỏ đem sắc 15 - 20 phút, lọc lấy nước bỏ bã, gạo tẻ và đậu đen loại bỏ tạp chất, vo qua, cho vào nồi rồi cho nước sắc lá sen vào thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nguội trong ngày. Có thể ăn thường xuyên trong mùa hè. thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa,suy nhược cơ thể…
- Chữa tiêu chảy ra nước không cầm: Đậu đen 0,5 kg, bạch truật (sao) 30 g. Tán mịn, mỗi lần uống 20 g, với nước cơm.
- Chữa ngộ độc thịt cá, ngộ độc thuốc uống, ung nhọt: Đậu đen vừa đủ. Sắc uống để giải độc: Đậu đen 50 g, cam thảo 10 g, sắc uống, chia 2 lần, dùng liền vài ngày.
- Chữa ung nhọt, lở ướt: Đậu đen vừa đủ. Tán bột đắp tại chỗ.
- Chữa phỏng do nước, lửa: Đậu đen vừa đủ. Sắc lấy nước để thoa, sau khi lành không để lại sẹo.
- Chữa viêm quầng trẻ em: Đậu đen vừa đủ. Sắc đặc lấy nước để thoa tại chỗ.
- Chữa thận suy đau lưng: Đậu đen vừa đủ, muối ăn một ít. Dùng đậu nấu canh, nêm muối rồi dùng.
- Chữa trẻ em ho lâu không lành: Đậu đen 50 g, cá chình 1 con (khoảng 150 g), muối một ít. Cá chình bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt khúc, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, cùng đậu đen hầm chín, nêm muối. Mỗi ngày chia 2 lần ăn.
- Chữa bứt rứt mất ngủ: Đậu đen 50 g, phù tiểu mạch 30 g, hạt sen 7 hạt, táo đen 7 quả, đường phèn một ít. Sắc uống, bỏ bã, nêm vào đường phèn cho tan, dùng uống thay trà, dùng liền 10 ngày.
Chè đậu đen hạt sen
- Chữa viêm thận mạn tính: Đậu đen 120 g, thịt nạc 0,5 kg. Cho vào nồi nấu canh, sau đó nêm nếm cho vừa ăn, ngày 1 nồi, chia 2 lần ăn, dùng liền 2 – 3 tuần.
- Chữa chứng miệng khát, ra mồ hôi trộm, ù tai do thận suy: Đậu đen, thiên hoa phấn với lượng bằng nhau, tán mịn, dùng hồ làm viên lớn như hạt bắp, ngoài ra dùng đậu đen nấu nước để uống với thuốc viên trên, mỗi lần 30 viên, ngày 2 lần, dùng liền 1 - 3 tháng.
- Chữa chứng hiếm muộn, liệt dương do thận suy: Đậu đen 100 g, thịt cầy 0,5 kg, cùng hầm nhừ, nêm ít muối, mỗi tuần 2 - 3 lần.
- Chữa đột nhiên lưng sườn đau nhức: Đậu đen 300 g (sao), ngâm rượu uống.
- Chữa phụ nữ sau khi sinh thiếu máu chóng mặt, bế kinh: Đậu đen rang chín tán mịn, mỗi lần dùng 60 g, sắc uống, hãm với đường đen để uống, dùng liền 3 tuần. Hoặc dùng đậu đen 40 g, hồng hoa 10 g, sắc uống, chia 2 lần, kèm với đường đen, ngày 1 lần uống ấm cho đến khi hành kinh trong trường hợp bế kinh.
- Chữa kinh nguyệt không đều do thận suy: Đậu đen 60 g, tô mộc 30 g, đường đen vừa đủ. Đậu đen, tô mộc thêm nước vừa đủ để hầm cho đến khi đậu nhừ, loại bỏ tô mộc, thêm đường đen. Dùng ăn trước khi có kinh, ngày 2 lần, dùng liền vài ngày.
- Chữa đau bụng dữ dội: Đậu đen 100 g, rượu gạo 60 ml, đường trắng vừa đủ. Đậu đen vo sạch, thêm rượu gạo và nước nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu cho đến khi đậu nhừ, nêm đường trắng, ngày 1 lần, dùng liền vài ngày. Dùng đậu đen 50 g sao cháy sắc với rượu uống hoặc sắc với nước rồi chế thêm rượu vào uống.
- Chữa thận suy (mỏi mệt, tiểu nhiều, tinh loãng): Đậu đen 50 g, thịt cầy 250 g. Đậu đen và thịt cầy riêng biệt dùng nước rửa sạch 2 lần, cùng cho vào nồi, thêm nước, gừng, tỏi, hành vừa đủ, sau khi nấu sôi rồi chuyển qua lửa nhỏ nấu nhừ, nêm ít muối thì dùng, ngày 1 lần, có thể ăn thường xuyên.
- Chữa mề đay: Đậu đen 60 g (gói riêng), thạch cao sống 15 g, sinh địa 10 g, phòng phong 10 g, sơn tra 10 g. Sắc uống và ăn đậu. Ngày 1 thang, dùng liền 7 thang.
- Chữa phụ nữ sau khi sinh miệng khát bứt rứt, phong thấp do lạnh, hoa mắt, choáng váng: Đậu đen 50 g, rượu đế 0,5 lít. Đậu đen sao hơi khét, ngâm trong rượu, rồi bỏ bã, mỗi lần uống nửa ly, ngày 2 - 3 lần.
- Chữa đau đầu: Đậu đen 20 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống, uống thường xuyên.
- Chữa ra mồ hôi trộm: Đậu đen 20 g, hoàng kỳ 15 g. Sắc uống.
- Chữa suy nhược cơ thể: Đậu đen 50 g, đậu hũ ky 50 g, dầu ăn, muối ăn vừa đủ. Tất cả cùng nấu canh rồi nêm gia vị.
- Làm đẹp, đen tóc: Đậu đen 250 g, hà thủ ô 60 g, câu kỷ tử 60 g, quả óc chó 12 quả. Quả óc chó (hạch đào nhân) sau khi rang thơm, băm nhuyễn sử dụng sau, câu kỷ tử và hà thủ ô cho vào nồi đất, thêm 1 lít nước nấu, cho đến khi cạn còn 0,5 lít bỏ bã, cho quả óc chó và đậu đen vào trong nước thuốc, tiếp tục nấu đến khi quả óc chó nhừ, tất cả nước thuốc đều thấm hết vào đậu đen, tắt bếp, đem đậu đi phơi khô. Mỗi lần uống 50 hạt, chia sáng và chiều nhai uống. Công hiệu dưỡng tóc, đen tóc. Thích hợp dùng cho người tóc bạc sớm.
-
Thoát nghèo nhờ trồng đậu phộng trên cát...
1 công đậu phộng sẽ cho khoảng 35 giạ (1 giạ = 20 kg), trừ tất cả chi phí sẽ lãi khoảng 6 - 8 triệu đồng/vụ....
-
Những bài thuốc quý từ cây đinh lăng
Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.
-
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ được coi là một loại dược phẩm quý giá từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền: Tuy nhiên, sử dụng sai cách hà thủ ô đỏ, có thể gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm, bao gồm: Tiêu chảy, ngủ li bì, suy gan, ung thư và tử vong...
-
Những tác dụng quý của cây ngải cứu trong đông y
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu,... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình, ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh...
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe