Những tác dụng quý của cây ngải cứu trong đông y
1. Giới thiệu sơ lược về cây ngải cứu
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...
Ngải cứu mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Dùng lá có lẫn một ít cành con và lông nhung. Thu hái vào lúc chưa có hoa (tháng 6).
- Ngải diệp: Loại bỏ tạp chất và cành lá úa vàng, thái ngắn, phơi khô (trong râm mát).
- Ngải than: Lá Ngải đã chọn sạch, sao đen tới 7 phần, phum giấm; trộn đều (cứ 100kg lá Ngải dùng 15 lít giấm); loại nào chưa thấm phải sào lại, lấy ra hong khô để 2 – 3 ngày. Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.
- Ngải nhung: Lá Ngải sạch phơi khô, để cho mềm, cho vào cối giã kỹ, mịn như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn.
Ngải cứu dùng tươi thì rửa sạch, vắt lấy nước uống. Trong Ngải cứu có tinh dầu tanin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là thuyon và xineola. Theo Đông y: Ngải cứu vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu sát trùng,...
2. Một số bài thuốc dân gian hiệu quả cao từ cây ngải cứu
Cây ngải cứu vừa là món ăn ngon vừa là vị thuốc quý
- Kinh nghiệm dân gian vẫn dùng Ngải cứu làm thuốc điều kinh, trong bụng lạnh đau, đi lỵ lâu, ra máu, chữa thổ huyết, đổ máu cam, băng huyết, lậu huyết, đới hạ có thai, chữa thần kinh đau, phong thấp và ghẻ lở. Ngày từ 6 – 12g, sắc hoặc hãm, chia 3 lần uống trong ngày. Uống vào tuần lễ trước dự kỳ có kinh. Có thể uống dạng thuốc bột, ngày 5 – 10g.
- Chữa kinh nguyệt không đều: 8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
- Theo “Trung dược tân dụng” , Ngải diệp còn chữa viêm chi phế quản mạn tính. Ngải diệp 50g; Đường đỏ 100g; Trứng gà 2 quả. Ngải diệp rửa sạch, dùng 500ml nước sạch nấu sôi, cho Trứng gà rửa sạch, Đường đỏ vào nồi nấu Ngải diệp. Khi trứng đã chín, bóc bỏ vỏ, cho vào nồi nấu tiếp để dược trấp (nước thuốc) thấm vào trong quả trứng, sắc còn 200ml, cho Ngải diệp vào, đó là lượng dùng trong 1 ngày. Dùng 7 ngày 1 liệu trình.
- Chữa đau đầu: Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
- Trị chứng đau bụng do lạnh: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
- Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 - 5 tháng.
- An thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng. Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh: Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ. Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.
-
Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
Không riêng gì cây chó đẻ, việc uống độc vị (chỉ uống một vị thuốc mà không phối với các vị thuốc khác) vô cùng nguy hại. Cây chó đẻ có tính phá huyết (giảm hồng huyết cầu)...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc đón tết đơn giản, hiệu quả
Hoa cúc có thể trồng vào vụ xuân hè, vụ hè thu, vụ thu đông và vụ đông xuân. Riêng vụ đông xuân là vụ trồng hoa cúc để đón tết thường được xuống giống từ tháng 11 thu hoạch vào...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc đồng tiền ra hoa đúng thời điểm tết
Đây là loại hoa được xếp thứ 5 trong 10 loại hoa cắt cành có giá trị thương mại được sản xuất hoa chậu bán vào dịp tết và hoa cắt cành quanh năm...
-
Những tác dụng tuyệt vời của cây xấu hổ (trinh nữ) trong y học
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ, cây thẹn,...là loại cây bụi nhỏ, phân nhiều nhánh, bò lan trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc,...
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe