Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây dừa
1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây dừa
- Cây dừa trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên trên đất nhẹ thoát nước, hơi nhiễm mạn dừa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Thích hợp pH 6 – 8. Các tỉnh bắc bộ ít trồng chủ yếu do khí hậu lạnh.
- Dừa có bộ thân lá lớn, nên cần nhiều chất dinh dưỡng. Trong các chất đa lượng NPK dừa cần nhiều nhất là kali. Ngoài ra cần lưu huỳnh và Clo. Vì vậy cần bón nhiều phân KC1, phân đạm nên dùng dạng sunfat, nhiều khi còn bón thêm cả NaCl (muối ăn). Thiếu kali và Clo lá vàng và cháy dọt, quả ít và nhỏ, thường bị nứt vỏ, cơm dừa mỏng, dễ nhiễm bệnh đốm lá. Lân góp phần tăng khối lượng cơm dừa.
Theo Pillai (1963), một ha vườn dừa hàng năm lấy đi từ đất trung bình 56kg N + 27kg P2O5 + 85kg K2O.
- Theo Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu quốc tế (IRHO), hàm lượng thích hợp của một số nguyên tố khi phân tích lá dừa thứ 14 như sau (trong chất khô):
+ Đam (N) = 1,8 - 2,0%
+ Lân (P2O5) = 0,12%
+ Kali (K2O) = 0,8 - 1,0%
+ Natri (Na) = không xác định
+ Canxi (Ca) = 0,5%
+ Magiê (MgO) = 0,3%
+ Sắt (Fe) = 50 ppm
+ Mangan (Mn) = 60 ppm
- Cây dừa thích nghi trên các loại đất giàu natri nhưng không nhận thấy natri trong lá. Có thể trong một chừng mực nào đó, natri có khả năng thay thế kali khi thiếu kali.
2. Hướng dẫn bón phân cho cây dừa
- Bón lót:
+ Trước khi trồng 2 - 3 tháng đào hố, bón cho mỗi hố 10 - 15kg phân chuồng + 0,3 - 0,5kg NPK 16-16-8, trộn thêm ít đất mặt đủ lấp đầy hố, phủ lớp đất mặt đợi ngày đem cây con ra trồng.
- Bón thúc:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản (trước khi ra hoa) mỗi năm bón cho một cây 300 - 600g sunfat đạm + 200 - 300g super lân + 300 - 600g KCl. Có thể thay bằng 0,5 - 1kg NPK 16-16-8 + 0,5kg KC1. Năm sau bón nhiều hơn năm trước. Chia bón 2 - 3 lần trong năm.
+ Thời kỳ kinh doanh (khi cho quả) bón 0,6 - 1kg sunfat đạm + 0,5 - 1kg super lân + 0,5 - 1kg KCl. Có thể thay bằng 1 - 2kg NPK 16-16-8 + 1kg KCl. Chia bón 2 - 3 lần trong năm.
- Đào rãnh hoặc đào 4 - 5 hốc cách gốc 0,5 - 1m rải phần rồi lấp đất.
- Nếu đã bón đủ số phân trên mà lá dừa vẫn vàng thì bón thêm 200g Sắt Sunphat và 100g Kẽm Sunphat cho 1 cây. Nếu trồng xa biển thì hàng năm có thể bón thêm 0,3-0,5kg muối ăn cho 1 cây.
-
Những điều cần biết về nhu cầu dinh dưỡng của cây đào ăn quả
Cây đào cần đủ các yếu tố đa lượng (như đạm, lân, kali) và vi lượng (như sắt, đồng, kẽm, bo,…). Mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất phẩm chất quả và sinh trưởng...
-
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng
Dinh dưỡng cây trồng là các chất cung cấp cho cây phát triển như chất đạm, kali, lân, cung cấp hàm lượng cho cây đạt năng xuất
-
Cây dừa mới ra lưỡi mèo đầu tiên nên để hay cắt bỏ? Cách bón phân cho cây dừa giai đoạn ra lưỡi mèo?
Cây dừa ra lưỡi mèo, giai đoạn đầu tiên trong thời kỳ ra hoa đậu quả của cây dừa là giai đoạn tiền đề quyết định năng suất, chất lượng quả dừa.
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai tây
Cây khoai tây có thể trồng trên nhiều loai đất, thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, thịt nhẹ, giàu chất hữu cơ. Là cây có củ khoai tây cần nhiều Kali, chủ yếu ở giai đoạn củ hình thành và phát triển.
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao
Cây ca cao có thể trồng trên nhiều loại đất, song thích hợp đi nhiều mùn và thoát nước. Cây ca cao cần nhiều chất dinh dưỡng, nhất là kali, nhu cầu trung - vi lượng cũng khá cao.
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Nhu cầu dinh dưỡng củ cây lúa thay đổi teo giống lúa và năng suất. Những giống mới có năng suất cao nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống cũ năng suất thấp
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô