Những điều cần biết về nhu cầu dinh dưỡng của cây đào ăn quả
- Cây đào cần đủ các yếu tố đa lượng (như đạm, lân, kali) và vi lượng (như sắt, đồng, kẽm, bo,…). Mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất phẩm chất quả và sinh trưởng phát triển của cây, có ảnh hưởng rõ đến năng suất của cây.
1. Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây đào ăn quả
- Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây.
- Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi lộc sẽ phát triển, chồi hoa không hình thành, thân cành bị vồng, mềm yêu, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Nếu thiếu đạm: Lá mầu xanh chuyển sang vàng nhạt, các gân chính bị mất mầu, cây còi cọc, thân lá nhỏ bé, cây ra hoa sớm, hoa bé thậm chí thiếu đạm cây còn gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.
- Đạm: Đạm tập trung nhiều trong lá, đặc biệt là trong lá non, ngọn non.
Cây đào được cung cấp đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng sẽ đạt năng suất cao
2. Nhu cầu dinh dưỡng lân của cây đào ăn quả
- Phân lân có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng cường quá trình hút N. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ. Kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại….
- Đào có nhu cầu thấp về lân. Ít có khi có biểu hiện thiếu. Tuy nhiên lân vẫn đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hình thành nụ và hoa. Thiếu lân lá đào trở nên già, lá mầu xanh tím, hoa nhỏ, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt. Do lân khó tiêu nên thường bón lót trước khi trồng.
3. Nhu cầu dinh dưỡng kali của cây đào ăn quả
- Làm tăng khả năng chống chịu cho, cây tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,do đó Kali có vai trò quyết định đến phẩm chất quả và tăng trọng lượng quả. Bón đủ Kali, hàm lượng đường và axit trong quả đều tăng nhờ đó cất giữ và vận chuyển dễ dàng. Trong quá trình sinh trưởng đào cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa.
- Nếu thiếu kali các mầm mới nảy có lá bé, không bám chắc vào cành, thân cây có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh. Màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh hoa mềm hoa chóng tàn, nguời trồng đào sử dụng Kali như một biện pháp thúc cho hoa nở sớm.
- Thừa kali: Ảnh hưởng đến việc trao đổi các nguyên tố khoáng khác (đặc biệt là magie)
4. Nhu cầu dinh dưỡng Canxi của cây đào ăn quả
- Canxi cần cho sự phát triển của bộ rễ. Khi bón canxi tăng thì phải bón tăng kali vì hai nguyên tố này có quan hệ đối kháng nhau. Thực tế, để cung cấp canxi cho cây, người ta thường bón bằng cách vãi vôi bột hoặc bột đá vôi.
- Thiếu canxi thì cây có biểu hiện là dọc mép lá và gân chính có màu nhạt, lá rụng sớm, mầm chết từ ngọn, quả mau rụng.
- Thừa canxi làm tính kiềm của đất tăng, làm lá cây thường bị bệnh gỉ sắt, cây khó hút các nguyên tố vi lượng (như kẽm, magie, sắt).
5. Một số yếu tố dinh dưỡng khác
Tìm hiểu thêm Canxi Chelate |
* Magie: Thiếu magie làm cho lá có màu đỏ hồng, thể hiện rõ nhất ở lá già (vết hình mũi tên ở gốc lá). Nếu thiếu nặng hơn làm cho hàm lượng vitamin C và axit trong quả giảm. Nếu bón Kali liên tục sẽ làm giảm hấp thu magie.
* Đồng: Thiếu đồng làm cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to đậm, gân chính nhô lên. Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả chín có màu vỏ tối,…Cách khắc phục: Phun CuSO4 0,2÷0,5%.
* Sắt: Thiếu sắt thì lá mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô từ đầu cành trở xuống, cây chịu rét kém.
-
Quy trình chăm sóc và kỹ thuật bón phân cho cây đào ăn quả
Cây đào ăn quả là cây có nhu cầu cao về dinh dưỡng: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học muốn có sản lượng 25 tấn/ha cân đào cần 250kg N, 80kg P2O5 và 180kg K2O
-
Giá trị của cây đào ăn quả
Quả đào có thành phần dinh dưỡng phong phú, có hàm lượng đường cao, hàm lượng axit ít hơn mận, mơ. Mã quả đẹp, thịt quả đào qua phân tích có nhiều loại đường, axit malic, axit citric và các giống thịt vàng...
-
Đặc điểm thực vật học của cây đào ăn quả
Rễ cây đào khá phát triển nhưng không ăn sâu và tập trung nhiều ở tầng đất từ 30 - 40 cm, thường lan rộng hơn đường chiếu thẳng đứng của tán lá. Rễ đào ăn không sâu...
-
Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây đào ăn quả
Cây đào có thể sinh trưởng ở vùng khí hậu từ ôn đới đến nhiệt đới, song để có năng suất và chất lượng thơm ngon cần trồng đào ở khí hậu mát về mùa hè và lạnh về mùa đông...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón