Giá trị của cây đào ăn quả
1. Giá trị về mặt dinh dưỡng của quả đào
- Quả đào có thành phần dinh dưỡng phong phú, có hàm lượng đường cao, hàm lượng axit ít hơn mận, mơ. Mã quả đẹp, thịt quả đào qua phân tích có nhiều loại đường, axit malic, axit citric và các giống thịt vàng còn chứa nhiều Vitamin A.
2. Giá trị về mặt kinh tế của cây đào ăn quả
- Cây đào ăn quả là loài cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
- Quả đào chín chủ yếu được dùng để ăn tươi. Là một loại quả bổ dưỡng được nhiều người ưa dùng, có thể chế biến thành mứt, đồ hộp, nước quả và sấy khô, rượu hoa qủa, si ro. Bánh mứt kẹo, ô mai, quả muối mặn…
Trồng cây đào ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Cây được trồng làm cây cảnh vì đào nhiều hoa và hoa đào nở đúng vào dịp tết. Hoa đào là loại hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi dịp tết đến, xuân về.
3. Giá trị về y học của quả đào
- Quả đào có tác dụng bổ máu, chống ung thư: Theo đông y, đào tính ấm, vị gọt chua, tân, dưỡng huyết hoạt huyết, làm đẹp.
- Đào chứa protid, lipid, glucid, chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng.
- Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt; chống đông máu.
- Chống xơ gan, lợi mật: Có tác dụng điều trị tốt đối với chai gan, xơ gan. Còn làm cho các hồng cầu tuần hoàn trong gan tăng, thúc đẩy bài tiết dịch mật.
- Có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hô hấp, giúp trị ho bình suyễn.
- Quả đào có tác dụng: Nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ. Chủ yếu dùng điều trị chứng táo bón, ho, khô mồm, khô lưỡi…
- Chữa kinh nguyệt không đều: Ðào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn.
- Chữa đại tiện, táo bón, khô miệng, khô lưỡi: Ðào tươi rửa sạch, ăn sống, hoặc dùng đào khô sắc nước uống.
- Trị chứng ra mồ hôi trộm: Ðào chín tươi một quả, rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối.
- Chữa phù thũng: Ðào tươi ăn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.
- Thích hợp với các chứng miệng khô, ít nước bọt, bụng nóng, đại tiểu tiện bí, ứ huyết, người già suy nhược, đầu váng, mệt mỏi.
- Ngoài công dụng chữa bệnh quả đào còn có tác dụng làm đẹp da mặt: Lấy hai quả đào tươi bỏ vỏ và hạt, giã nát, vắt lấy nước, trộn với một ít nước cơm xoa lên mặt mỗi ngày một lần.
- Lưu ý: Ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh vê nhiệt không nên ăn nhiều. Do đó, trồng đào mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng trọt. Tuy nhiên sản lượng đào quả chiếm tỷ lệ còn rất thấp trong tổng sản lượng trái cây của cả nước. Phần nhiều cây đào ở ta mới chỉ trồng trong vườn gia đình ở miền núi theo kinh nghiệm cổ truyền mà chưa áp dụng các qui trình kỹ thuật tiên tiến.
-
Quy trình chăm sóc và kỹ thuật bón phân cho cây đào ăn quả
Cây đào ăn quả là cây có nhu cầu cao về dinh dưỡng: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học muốn có sản lượng 25 tấn/ha cân đào cần 250kg N, 80kg P2O5 và 180kg K2O
-
Cách giữ hoa Đào tươi lâu đón Tết: Nên hay không nên đốt gốc đào?
Chúng ta sau khi chọn được cành đào ưng ý về đều muốn cho cành đào đâm thêm chồi, nở thêm lộc, bung hoa đẹp nhất vào ngày mùng 1 tết và tươi càng lâu càng tốt...
-
Hướng dẫn kỹ thuật điều tiết (thúc, hãm) cây đào nở hoa đúng dịp Tết
Ngoài việc sử dụng các chất kích thích phân hóa mầm hoa như: Chlorormequat Chloride, Cycocel CCC, paclobutrazol, uniconazole nên kết hợp để thúc đào ra hoa như...
-
Trồng đào trở nên dễ dàng khi biết những điều sau đây
Để đào có thể phát triển nhanh hơn, tỷ lệ ra hoa, đậu trái cao hơn và chất lượng quả được tốt hơn thì có thể sử dụng một số loại hóa chất như: Paclobutrazol 20% WP, Auxin Alpha NAA Ấn độ 99%...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô