Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
- Nhu cầu dinh dưỡng củ cây lúa thay đổi theo giống lúa và năng suất. Những giống mới có năng suất cao nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống cũ năng suất thấp.
- Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau. Nhu cầu đạm và lân cao ở giai đoạn đầu, từ đẻ nhánh đến có dòng để phát triển rễ và thân lá. Khi có đòng đến khi hạt vào mẩy nhu cầu kali cao để xúc tiến tổng hợp tinh bột cho hạt.
- Đối với đất, cây lúa không yêu cầu chặt chẽ, có thể gieo trồng trên hầu hết các loại đất, từ đất xám bạc màu, đất chua, phèn đến đất phù sa màu mỡ, đất cao, đất trũng, chỉ cần có đủ nước. Độ pH thích hợp khá rộng, từ 4,5 - 7, tốt nhất là 5,5 - 6,5. Tuy vậy, để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao cần cải tạo đất xấu, bón phân đầy đủ, cân đối phù hợp với đặc điểm từng loại đất. Cây lúa có thể gieo cấy liên tục nhiều năm trên một vùng đất, có nơi làm tới 3 vụ/năm.
- Trên thế giới cây lúa được gieo trồng ở 111 nước từ 40 vĩ độ nam đến 53 vĩ độ bắc với diện tích 151 triệu ha. Năng suất trung bình 4 tấn/ha (cao hơn lúa mạch, ngô). Ở nước ta diện tích đất trồng lúa trên 4 triệu ha với diện tích gieo trồng khoảng 7 triệu ha (1,7 vụ năm) phân bố khắp nước, tập trung ở 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Năng suất khá cao, bình quân khoảng 5 tấn/ha/vụ với tổng sản lượng thóc một năm trên 35 triệu tấn. Nước ta cũng là nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới.
Các triệu chứng thiếu và thừa dinh dưỡng ở cây lúa:
- Đạm: Triệu chứng thiếu đạm có thể biểu hiện rất sớm ngay từ khi lúa còn rất nhỏ (3 - 4 lá) thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn lúa sinh trưởng mạnh thiếu đạm lá chuyển màu xanh lợt đến vàng (lá già vàng trước sau tới lá non), lá nhỏ, cây thấp bé, đẻ nhánh kém. Nếu thiếu đạm ở giai đoạn có dòng thì đòng nhỏ, trỗ chậm và không đều, bông ít hạt, hạt lép nhiều. Thừa đạm thân lá phát triển mạnh, cây cao, to nhiều lá lá màu xanh thẫm, mềm rũ, thân cây mềm dễ đổ ngã, sâu bệnh nhiều, nhiều hạt lép.
- Lân: Thiếu lân cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, màu xanh tối, trên phiến lá có những vết màu tím, đẻ nhánh kém, bộ rễ phát triển kém, bông nhỏ, tỉ lệ hạt lép cao.
- Kali: Thiếu kali trên cây lúa thể hiện muộn hơn thiếu đạm và lân. Cây sinh trưởng kém, lá nhỏ và có màu xanh tối. Lá chuyến già nhanh, lá non cuộn lại, trên phiến lá có nhiều chấm nâu xuất hiện theo hàng. Chóp và mép lá có màu vàng cam, sau chuyển vàng nâu, nếu thiếu nặng sẽ bị khô. Hạt lúa nhỏ và nhẹ, tỉ lệ lép cao, chất lượng gạo giảm nhiều.
- Canxi: Cây lúa có nhu cầu canxi không cao nhưng trên các loại đất chua phèn, đất xám thường bị thiếu canxi. Canxi làm giảm độ chua của đất, từ đó tăng hiệu lực của lân, cải thiện kết cấu đất, giảm độc của axit hữu cơ, tăng hoạt động của vi sinh vật. Thể hiện đặc trưng của thiếu canxi với cây lúa không rõ, chủ yếu là thông qua ảnh hưởng của các yếu tố khác.
- Magiê: Thiếu magiê lá lúa mềm rũ và gợn sóng, trên phiến lá có những vệt màu vàng cam chạy dọc giữa các gân lá. Hiện tượng thiếu magiê với lúa nói chung không phổ biến nên ít được chú ý. Trên một số đất nghèo magiê như đất cát, đất xám bón magiê có hiệu quả rõ, làm tăng năng suất lúa, nhất là với các giống mới năng suất cao.
- Lưu huỳnh: Triệu chứng thiếu lưu huỳnh gần giống với thiếu đạm, cây lúa có màu vàng, thấp bé, đẻ nhánh ít, đòng nhỏ.
- Sắt: Thiếu sắt xuất hiện các vệt vàng hoặc trắng ở vùng giữa các gân lá non. Thiếu nặng cả lá bạc trắng, rải rác có các đốm nâu khô.
- Kẽm: Triệu chứng thiếu kẽm thường xảy ra từ ngày thứ 10 tới ngày 40 sau khi gieo cấy. Thiếu kẽm cây thấp bé, còi cọc, đẻ nhánh ít, lá nhỏ, thường có các sọc trắng trên lá non và lá giữa. Các lá già chuyển vàng và có nhiều đốm nâu, sau lan ra làm cả lá chuyển màu vàng nâu.
- Mangan: Thiếu mangan xuất hiện các sọc màu xám trắng ở giữa các lá non, lá nhỏ và mỏng, rải rác có các đốm nâu.
- Bo: Thiếu bo cây lúa thấp lùn, đầu lá bạc trắng và cuộn lại, mép lá cong lên, bản lá hẹp, có thể làm chết điểm sinh trưởng, bông nhỏ, ít hạt.
2. Hướng dẫn bón phân cho cây lúa
- Bón lót:
+ Sử dụng 8 - 10 tấn phân chuồng hoai/ 1 ha, bón khi làm đất chuẩn bị gieo. Đất chua phèn, đất xám bạc màu bón thêm phân lân. Chú ý vùng phèn bón phân lân nung chảy (Lân Văn Điển, Lân Ninh Bình), hạn chế dùng super lân vì phân có độ chua cao.
- Bón thúc:
+ Lượng dinh dưỡng trung bình cần bón cho 1 ha lúa ở các miền nước ta là 80 - 120kg N + 40 - 80kg P2O5 + 30 - 60kg K2O. Lượng dinh dưỡng này qui ra phân đơn tương ứng 170 - 260kg urê + 235 - 470kg Super lân +50 -100kg KCl.
+ Lượng phân bón trên chia làm 3 lần bón
Lần 1: Sau gieo sạ hoặc cấy 8 - 10 ngày 30% đạm + 50% lân.
Lần 2: Sau sạ cấy 18 - 22 ngày 40% đạm + 50% lân.
Lần 3: Sau sạ, cấy 40 - 45 ngày 30% đạm + 100% kali.
- Ngoài ra, để tăng độ cứng cho cây lúa bổ sung thêm phân bón có hàm lượng Silic như Natri Silicat, Silicat Kali phun khi lúa có đòng cái.
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa
Lúa là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ 8 -10 tấn/ha...
-
Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả cao
Cơ cấu giống lúa, thời vụ trồng lúa, kỹ thuật làm mạ, kỹ thuật cấy lúa, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật bón phân, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lúa.
-
Giải pháp giúp cây lúa khỏe ở vụ hè thu cho năng suất cao
Trong vụ hè thu các loài sâu bệnh hại trên cây lúa khiến cho bà con lo ngại là bệnh vàng lá, vàng lùn do rầy nâu gây hại, muỗi hành...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây lúa từ giai đoạn làm đòng đến giai đoạn trổ bông cho vụ mùa bội thu
Cây lúa ở giai đoạn làm đòng và trổ bông là thời điểm quyết định đến năng suất của cả một vụ mùa bội thu hay không?
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón