Tác dụng tuyệt vời từ đậu đỏ đối với sức khỏe
- Đậu đỏ tên khoa học là Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd.), thuộc họ đậu (Fabaceae). Có vị ngọt, tính ấm.
- Công hiệu lợi thủy trừ thấp (vận hành thể dịch, không bị ứ), hòa huyết bài nùng (điều hòa máu huyết, thải mủ), tiêu thũng giải độc (giải độc, chống phù), điều kinh thông nhũ (điều kinh, thông tuyến sữa), thoái vàng (da vàng biến mất).
- Dùng chữa trị các chứng bệnh như chân phù thũng, ung nhọt, sau khi sinh dịch âm đạo không sạch, bầu sữa không thông, vàng da do viêm gan, kiết lỵ…
- Tác dụng thực dưỡng theo khoa học của đậu đỏ: Lợi tiểu chống phù thũng: Đậu đỏ chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng như phù do bệnh tim; thận, xơ gan cổ trướng (báng bụng)… Tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể: Đậu đỏ chứa nhiều protid, nguyên tố vi lượng (vitamin A, B1, B2, calcium, phosphor, sắt…), trợ giúp tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Tăng chuyển hóa chất béo: Chất béo tích tụ quá nhiều là một trong những nguyên nhân làm ta “phát tướng”, đậu đỏ chứa nhiều thành phần tiêu mỡ. Những thành phần này không chỉ có chức năng ức chế glucid chuyển thành chất béo, hơn nữa còn có thể giúp giảm chất béo dư thừa trong cơ thể, tăng nhanh chuyển hóa, từ đó tránh được tích tụ nhiều chất béo mà dẫn đến béo phì. Lợi tiểu tiêu thũng: Rất nhiều cô gái làm công sở chuộng thức ăn kiểu Tây, thường xuyên dùng bánh mì, hamburger… thay thế những món ăn chính như truyền thống vốn có. Những món bánh kiểu Tây này chứa glucid hơi nhiều, thứ đường dễ được cơ thể hấp thu sản sinh năng lượng, khi chúng ta hấp thu 1 g đường, đồng thời cũng tích trữ 3 g nước. Chỉ ăn một thứ thức ăn giàu glucid một cách thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng béo phì dạng phù. Đậu đỏ vốn có tác dụng lợi tiểu, có thể trợ giúp cải thiện tiêu trừ thủy thũng, từ đó tránh được béo phì phát sinh. Ngoài ra, đậu đỏ cũng có hiệu quả cho việc chống phù thũng do bệnh tim hay bệnh thận gây ra.
Đậu đỏ có rất nhiều công dụng quý đối với sức khỏe
- Xúc tiến bài tiện: Rất nhiều người béo phì dư nhiều chất béo, ít hoạt động, thường xuyên xuất hiện tình trạng táo bón, rất có hại cho sức khỏe. Đậu đỏ chứa thành phần thông tiện như chất xơ chẳng hạn, giúp làm giảm nồng độ của các chất
độc và chất bã, phòng ngừa chất độc và chất bã ứ đọng trong ruột quá lâu, hơn nữa tăng nhu động đường ruột, rút ngắn “thời gian bài sạch” thức ăn trong dạ dày, xúc tiến tiêu hóa, giảm bớt táo bón, tốt cho việc bài tiết ra ngoài. Thông tiện là một trong những phương pháp thường dùng để giảm béo hiện nay, nhưng chỉ có việc tận dụng chức năng bài tiện tự nhiên của thức ăn mới là phương thức làm ốm an toàn nhất cho sức khỏe.
- Một số món ăn tác dụng tốt cho sức khỏe từ đậu đỏ
+ Canh đậu đỏ - cá chép:
Đậu đỏ 0,5 kg, cá chép 1 con (khoảng 0,5 kg). Trước tiên đậu đỏ vo sạch, cá chép rửa sạch bỏ nội tạng, cùng cho vào nồi thêm 2 lít nước, nấu cho đến khi đậu mềm. Dùng canh ăn cá và đậu trong vài lần, mỗi ngày hay cách ngày nấu 1 lần, có thể dùng liên tục đến hết bệnh. Món canh công hiệu lợi tiểu chống phù thũng, thích hợp dùng cho người bệnh xơ gan cổ trướng.
+ Chè đậu đỏ:
Đậu đỏ 20 g, bo bo 30 g, gạo 30 g, đường với lượng vừa. Những vật liệu riêng biệt rửa sạch, ngâm mềm. Cho đậu đỏ vào nồi, thêm nước lượng vừa, trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau dùng lửa nhỏ nấu đến khi đậu mềm, rồi thêm vào bo bo và gạo, nấu tiếp, cho đến khi nhừ, sau cùng nêm đường. Mỗi ngày ăn 2 lần, dùng liền nhiều ngày. Món chè có tác dụng kiện tỳ lợi thủy (hồi phục chức năng hệ tiêu hóa, lợi tiểu), giúp điều trị chứng phù thũng; tiểu tiện không thông. Sau khi ăn tăng tiểu nhiều, phù thũng dần biến mất. Nước nấu đậu đỏ: Đậu đỏ 250 g, vo sạch cho vào nồi đất, thêm 0,5 lít nước, nấu khoảng 20 phút, lấy nước bỏ đậu, dùng liền 3 - 5 ngày. Thức uống có công hiệu lợi sữa thông tiểu, thích hợp dùng cho sản phụ thiếu sữa hay chứng phù thũng tiểu ít…
+ Chè đậu đỏ - củ mài:
Đậu đỏ 50 g, củ mài 50 g, đường với lượng vừa. Trước tiên đậu đỏ vo sạch, củ mài gọt vỏ rửa sạch, cắt lát nhỏ, đậu đỏ cho vào nồi, trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó cho vào củ mài, dùng lửa nhỏ nấu cho đến khi đậu và củ mài mềm, nêm thêm đường. Mỗi sáng chiều dùng 1 lần. Món chè có công hiệu thanh nhiệt trừ thấp (làm mát, khai thông ứ tắt); kiện tỳ chỉ tả (kiện toàn hệ tiêu hóa, chống tiêu chảy). Thích hợp dùng cho các chứng như đại tiện lỏng, tiểu ít, bụng trướng, tức ngực… do rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, tiết niệu.
-
Đậu đen vừa là thực phẩm bổ dưỡng vừa có nhiều tác dụng chữa bệnh quý
Từ lâu người ta luôn biết tới đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, đồng thời có nhiều công dụng chữa bệnh...
-
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây huyết dụ
Cây huyết dụ cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm,...
-
Tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cây huyền sâm
Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt...
-
Bài thuốc chữa bệnh từ mộc nhĩ đen
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm...
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe