Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây huyết dụ

1. Thông tin sơ lược về cây huyết dụ

- Tên khác: Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao).

- Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak. (Tên đồng nghĩa Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. và Cordyline ferrea C.Koch), họ Hành (Liliaceae).

- Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1.

- Bộ phận dùng: Lá tươi của cây Huyết dụ (Folium Cordyline).

- Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.

- Thu hái: Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

- Thành phần hoá học: Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan.

- Công dụng: Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em,..

- Cách dùng, liều lượng: Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi.

Trồng cây huyết dụ vừa làm cảnh vừa có nhiều công dụng chữa bệnh quý

Trồng cây huyết dụ vừa làm cảnh vừa có nhiều công dụng chữa bệnh quý

2. Một số bài thuốc sử dụng cây huyết dụ

- Cây huyết dụ - chữa chứng sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da): Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

- Cây huyết dụ - chữa rong kinh, rong huyết, băng huyết: Kinh quá nhiều sau khi đẻ hoặc sẩy thai (rau đã ra rồi): Lá Huyết dụ 20g, rễ Cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ Gừng 8g, sắc uống.

- Cây huyết dụ - chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

- Cây huyết dụ chữa kiết lỵ ra máu: Rễ Huyết dụ 20g, Nhọ nồi 12g, Rau má 20g, rửa sạch giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 lần ngày

- Chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

- Cây huyết dụ - chữa đi tiểu ra máu: Lá Huyết dụ 20g, rễ cây Ráng, lá Lấu, lá cây Muối, lá Tiết dê, mỗi vị 10g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Có thể dùng riêng lá Huyết dụ tươi 40-50g hoặc hoa và lá khô 20-25g.

- Cây huyết dụ - chữa các loại chảy máu (kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu): Lá huyết dụ tươi 40 - 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô lượng chỉ bằng nửa lá tươi), sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.

- Cây huyết dụ - chữa ho ra máu: Lá Huyết dụ 10g, rễ Rẻ quạt 8g, Trắc bách diệp sao đen 4g, lá Thài lài tía 4g. Tất cả phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Ghi chú: Có hai loài Huyết dụ loài lá đỏ hai mặt và loài lá một mặt đỏ, một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được nhưng người ta thường dùng loài lá đỏ hai mặt hơn.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status