Sản xuất phân bón lỏng Biomass từ chất thải nhà vệ sinh
Ngày 24/2, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án “sản xuất phân bón lỏng Biomass từ chất thải nhà vệ sinh nhằm cải thiện vệ sinh đô thị và hỗ trợ nông dân ở TP. Đà Nẵng” do Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cùng với các đối tác Nhật Bản tổ chức.
Quang cảnh hội thảo
Dự án phân bón hữu cơ hóa lỏng biomass từ chất thải nhà vệ sinh thực hiện tại TP. Đà Nẵng là một dự án về môi trường và nông nghiệp đô thị được tổ chức JICA tài trợ cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của thị trấn Chikujo, Đại học Kuyshu, và Đại học Saga.
Dự án được triển khai từ tháng 3/2015 đến tháng 2/2017 nhằm chuyển giao công nghệ kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ hóa lỏng, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hữu hảo giữa TP. Đà Nẵng và thị trấn Chikujyo. Dự án đã hỗ trợ nông dân trên địa bàn Đà Nẵng bằng việc cung cấp phân bón lỏng phục vụ nông nghiệp từ nguyên liệu chất thải nhà vệ sinh với giá rẻ, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ các kênh dẫn bên dưới những công trình xử lý chất thải nhà vệ sinh gây ra.
Đến tháng 7/2016, cơ sở sản xuất thí điểm được hoàn thành tại Khánh Sơn (quận Liên Chiểu) và chính thức vận hành vào tháng 10/2016. Năng lực xử lý của cơ sở sản xuất thí điểm là 3,5 tấn/ngày. Đối với cơ sở sản xuất tại Đà Nẵng, 100 tấn được chia thành 2 mẻ hoàn thành trong 4 tuần. Khoảng 90 tấn sản phẩm khi vận chuyển đến Hòa Vang thì tổng kinh phí cho 1 tấn xử lý là 305,000 VND.
Sau khi thử nghiệm sản phẩm trên các loại rau như rau muống, xà lách thì kết quả cho được khi so sánh với phân bón hóa học là rau của phân bón hữu cơ hóa lỏng được xác nhận phát triển tốt hơn. Đặc biệt, phân bón hóa lỏng có tính chất là dẫu có bón nhiều hơn so với định lượng tiêu chuẩn thì cũng không ảnh hưởng đến cây trồng. Các thành phần hữu cơ của phân bón hữu cơ hóa lỏng rất cần thiết cho các cánh đồng. Hiện tại, thành phần hữu cơ của các vùng đất Hòa Vang đang rất thiếu nên người dân mong muốn sử dụng liên tục sản phẩm. Người dân cũng hy vọng phân bón hữu cơ hóa lỏng sẽ góp phần vào việc cải tạo đất.
Đến tháng 6/2017, dự án sẽ tiến hành đăng ký với JICA về việc xin phép thực hiện giai đoạn tiếp theo với định hướng mở rộng quy mô cơ sở sản xuất và cấp xe bồn chuyên dụng. Với sự thành công về dự án môi trường tại thành phố hơn 1 triệu dân như thành phố Đà Nẵng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phố khác, do đó, việc phát triển rộng sớm quy mô của dự án tái sử dụng chất thải nhà vệ sinh mang lại ý nghĩa quan trọng.
Tin & ảnh: Yến Nhi
-
Xu thế phát triển sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón công nghệ cao trên thế giới
Lịch sử cho thấy hầu hết các quốc gia muốn tiến lên nền công nghiệp hoá, hiện đại đều phải trải qua từ phát triển nông nghiệp đi lên...
-
Sinh viên Đà Nẵng sản xuất phân bón từ rác thải hữu cơ
Với mong muốn tìm được giải pháp xử lý rác thải cho môi trường sạch đẹp hơn, ba bạn sinh viên của Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) đã nảy ra ý tưởng chế tạo máy...
-
Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Bài viết này đề cập đến các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học, tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như công tác quản lý các loại phân hữu cơ trên thị trường Việt Nam...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau