Sinh viên Đà Nẵng sản xuất phân bón từ rác thải hữu cơ
Với mong muốn tìm được giải pháp xử lý rác thải cho môi trường sạch đẹp hơn, ba bạn sinh viên của Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) đã nảy ra ý tưởng chế tạo máy xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón.
Sản phẩm này đã xuất sắc là một trong năm đại diện của miền Trung được lựa chọn để tham gia vòng chung kết toàn quốc trong cuộc thi khởi nghiệp sinh viên diễn ra vào tháng 3/2017 sắp đến.
Hình ảnh của các bạn tại cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên vòng chung kết miền Trung - Ảnh: NVCC
Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ
Vận dụng những kiến thức học được từ các thầy cô, bên cạnh đó là tình yêu đặc biệt dành cho TP. Đà Nẵng, mong muốn giải quyết từ khâu đầu nguồn các chất thải hữu cơ, 3 bạn sinh viên của Đại học Duy Tân Đà Nẵng gồm: Phạm Thị Ly Na, Phạm Hữu Cường và Huỳnh Thị Như Hiền đã bắt tay hoàn thiện sản phẩm “Máy xử lí rác thải hữu cơ thành phân bón”.
Đề tài nghiên cứu khoa học tại trường và sau đó tham gia cuộc thi khởi nghiệp sinh viên.
Theo mô tả của ba bạn, chiếc máy xử lý rác thải hữu cơ bao gồm hệ thống nghiền rác thải khi được thu gom lại, sau đó sẽ được phủ một lớp men vi sinh để giúp đẩy nhanh hơn qua trình tái chế rác thải.
Lượng rác thải được xử lý đó cần ủ từ 25 đến 30 ngày sẽ cho ra phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Công đoạn trên được cho là sẽ giảm thiểu lớn lượng khí metan gây hiệu ứng nhà kính nơi các bãi rác tập trung.
Phạm Thị Ly Na chia sẻ: “Trong bài thuyết trình cho sản phẩm trước hội đồng giám khảo khu vực miền Trung, chúng tôi muốn sản phẩm này đến được với nhiều người và được áp dụng vào cuộc sống. Nnó hoàn toàn xuất phát từ tâm, cả nhóm đều mong muốn sản phẩm sẽ góp một phần nào đó tạo nên sự thay đổi trong nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người, trước hết là ở thành phố Đà Nẵng”.
Mô hình máy xử lý rác thải hữu cơ của các bạn tại cuộc thi - Ảnh: NVCC
Phát triển dự án để tiến sâu hơn
Quá trình thực hiện sản phẩm để lại cho các bạn nhiều bài học đáng quý. Trải qua 3 tháng tham gia cuộc thi đồng thời bỏ ra số tiền tích góp cả năm trời dành dụm của một sinh viên, cộng với những lần thất bại trong vận hành máy, tất cả đều trở thành động lực để các bạn tiếp tục nỗ lực hoàn thiện sản phẩm.
Mới đây, cả nhóm nhận được thông tin rằng đứa con tinh thần của các bạn là một trong những đại diện của miền Trung tham dự vòng chung kết toàn quốc cuộc thi khởi nghiệp sinh viên diễn ra vào tháng 3/2017. Đây được xem là động lực cũng như thách thức để các bạn cố gắng hơn trong chặng đường sắp đến.
Vẫn còn ấp ủ nhiều dự định với chiếc máy của mình, Phạm Hữu Cường chia sẻ: “Khi nhận được tin nhóm đã lọt vào chung kết toàn quốc cuộc thi khởi nghiệp sinh viên, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vô bờ. Sản phẩm của mình được ban giám khảo ghi nhận. Đó như là động lực để mình tiếp tục thay đổi để chiếc máy nhỏ gọn, thân thiện và đẹp mắt hơn.
Chiếc máy xử lý chúng tôi mang đến vòng chung kết sắp đến hứa hẹn sẽ là phiên bản hoàn thiện với nhiều tiện ích hơn. Nó như đứa con tinh thần để chúng tôi gieo hy vọng về sự thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường cho mọi người xung quanh. Có lẽ, điều duy nhất cản trở chúng tôi lúc này chính là nguồn kinh phí nhưng cả ba sẽ cố gắng vượt qua”.
-
Sản xuất phân bón thân thiện môi trường từ rác
Từ nguyên liệu là rác sinh hoạt, nhà máy đã cho ra đời sản phẩm phân bón có ích cho nông nghiệp...
-
Nhân rộng mô hình làm phân bón từ rác thải
Sau một thời gian thí điểm tại xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), mô hình “Xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ bằng thùng nhựa” đã đạt được kết quả tích cực...
-
Nối nghiệp chồng, biến rác thành... phân bón
Vốn là nông dân sáng tạo, sinh thời, chồng bà đã mày mò chế biến bùn thối, rác thải thành phân bón. Việc làm thiết thực cho nông nghiệp, bảo vệ môi trường...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau