Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ
Thời gian gần đây, sầu riêng ruột đỏ đã xuất hiện và “ làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam. Do đó, rất nhiều nhà vườn tìm mua giống cây để trồng nâng cao thu nhập từ loại quả khác lạ này.
Cây sâu riêng ruột đỏ
Để trồng sầu riêng ruột đỏ cho năng suất, chất lượng thì cần tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc như sau:
1. Vì sao quả sầu riêng ruột đỏ đang “sốt” hiện nay?
- Sầu riêng ruột đỏ có nguồn gốc từ Malaysia. Mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam 1 năm trở lại đây và đang trở thành “hot” trên thị trường nông sản Việt Nam.
- Về cảm quan là loại giống không khác biệt so với cây sầu riêng thông thường, chỉ khác về phần thịt quả có màu đỏ và hương vị ngọt ngọt chua dịu khác biệt.
- Giá trị dinh dưỡng của quả sầu riêng ruột đỏ khá cao. Cứ 100 gram sầu riêng ruột đỏ cung cấp khoảng 147 Kcal năng lượng, gần chiến khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày. Phần thịt quả đặc biệt có chứa Lycopene rất tốt cho việc chống ung thư.
Quả sầu riêng ruột đỏ
2. Một số lưu ý khi chọn giống sầu riêng ruột đỏ
- Hiện nay giống sầu riêng ruột đỏ chưa được phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên để trồng giống sầu riêng ruột đỏ cần chọn những đơn vị cung ứng uy tín, chất lượng đảm bảo nguồn gốc.
- Giống sầu riêng ruột đỏ thường được trồng bằng cây con giống theo phương pháp nhân giống vô tính. Tốt nhất nên chọn cây giống sầu riêng ruột đỏ F1, xuất xứ Malaysia. Cây con đảm bảo tiểu chuẩn như: Cây có khả năng phát triển tốt, chịu được thời tiết, khí hậu và đất đai của vùng trồng, cây không nhiễm sâu bệnh hại,..Cây có chiều cao cây trên 50 cm, đường kính thân từ 2 – 3 cm.
Cây giống sầu riêng ruột đỏ
3. Thời vụ, cách chọn đất và làm đất trước khi trồng cây sầu riêng ruột đỏ
* Thời vụ trồng cây sầu riêng ruột đỏ: Được trồng rải rác ở một số tỉnh phía Nam, thường trồng vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 – 5 dương lịch.
* Cách chọn đất trồng cây sầu riêng ruột đỏ
- Là giống cây khá dễ tính có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như cát pha, đất đỏ bazan…Nhưng thích hợp nhất ở những vùng đất màu mỡ (đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, đất phù sau..) và thoát nước tốt. Bộ rễ chịu phèn và chịu mặn kém nên chỉ thích hợp ở những vùng đất có pH từ 5 – 6.
- Đất có nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây đạt năng suất cao hơn. Cây thích hợp trồng trên nền đất bằng phẳng, không quá dốc.
Xem thêm < Kali Sunphat > |
* Kỹ thuật đào hố và mật độ trồng cây sầu riêng ruột đỏ
- Việc đào hố trồng cây sầu riêng ruột đỏ cần được tiến hành ít nhất trước 1 tháng. Kích thước đào hố 0,6 x 0,6 x 0,6 m. Hố cách hố 7 m.
- Bón lót trước khi trồng tính cho 1 gốc: 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.
- Cách bón: Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt hố khoảng từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được.
Chuẩn bị đất, đào hố trồng sầu riêng ruột đỏ
4. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng ruột đỏ
- Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.
- Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).
- Để cây phát triển tốt thời kỳ ban đầu cần cắm thêm một chiếc cọc tre cho cây để cây không bị đổ ngã khi gió mưa. Nếu trời nắng quá có thể dùng cành lá cây khác để che sơ hướng nắng trưa chiếu vào.
Trồng cây sầu riêng ruột đỏ
5. Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng ruột đỏ
- Bón phân cho cây sầu riêng ruột đỏ cần bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định.
* Lượng phân bón mỗi năm tính cho 1 gốc cây sầu riêng ruột đỏ
- Phân hữu cơ: 20 – 30 kg + 200 – 400 gram phân đạm ure + 800 – 1000 gram super lân + 100 gram kalisufat. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng ruột đỏ
* Cách bón phân cho cây sầu riêng ruột đỏ
- Lượng phân chia thành 4 – 5 lần để bón cho cây.
- Đào rãnh sâu từ 10- 15 cm, theo 3/4 hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.
- Thời gian bón tháng 2 – 3 và tháng 6 – 7 dương lịch.
- Sau mỗi năm bón tăng thêm khoảng 20 %. Bón những lần tiếp theo sẽ bón theo từng giai đoạn phát triển của cây, giai đoạn khi cây chuẩn bị ra đọt non.
* Lưu ý: Tuyệt đối không dùng phân có sử dụng nguyên liệu Clo để bón cho cây sầu riêng ruột đỏ, vì Clo sẽ làm giảm phẩm chất trái khi lượng Clo trong đất trong đây đạt đến ngưỡng gây hại.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ
* Tưới nước cho cây tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây
- Giai đoạn cây con: Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khoẻ nhanh cho trái.
- Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Ở thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa cần giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới.
- Giai đoạn ra hoa: Cần tưới nước cách ngày để cho hạt phấn khỏe mạnh tăng khả năng đậu trái.
- Giai đoạn đậu trái: Tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp trái phát triển khỏe, đạt chất lượng tốt.
- Giai đoạn trái chín: Nhu cầu độ ẩm của cây giảm, nên cần giảm lượng nước tưới. Trong thời kì này không nên tưới quá nhiều nước vì trái sẽ chín muộn.
Xem thêm < Kali Cacbonat - Kali hữu cơ > |
* Kỹ thuật tủ gốc cho cây: Có thể sử dụng rơm, cỏ khô, bèo khô, lục bình khô để tủ quanh gốc. Tủ gốc giữ ẩm vừa là biện pháp hữu hiệu để trừ cỏ gốc. Sau một thời gian vật liệu tủ gốc sẽ bị phân huỷ tạo ra lớp thảm mục giúp cải tạo đất. Cũng có thể kết hợp tiến hành tủ gốc cho sầu riêng ngay sau khi bón phân hữu cơ để tránh được sự phân huỷ nhanh hàm lượng mùn trong phân hữu cơ dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
* Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng ruột đỏ
- Tiến hành tỉa cành và tạo tán cho cây ngay thời kỳ kiến thiết cơ bản giúp cây có bộ tán tròn đều, thông thoáng và hạn chế sâu bệnh.
- Sau trồng từ năm thức nhất đến năm thứ 3, bắt đầu tỉa những cành che khuất, cành yếu, sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất, chỉ để cành ngang khỏe mạnh được phân bố đều trên thân chính. Khi cây cao được 4-5 m thì tiến hành cắt ngọn nhằm giúp cành ngang phát triển mạnh, anh nắng chiếu sâu vào thân cây làm cây nhận được nhiều ánh nắng. Thu hoạch trái xong cũng phải tiến hành tỉa cành nhỏ, cành bệnh, tỉa cành xong mới được bón phân.
Kỹ thuật tạo tán cho cây sầu riêng ruột đỏ giai đoạn kiến thiết cơ bản
7. Kỹ thuật thu hoạch sầu riêng ruột đỏ
- Sau trồng đến năm thứ 3 trở đi cây bắt đầu cho thu hoạch quả đều. Khi quả đạt kích thước tối đa và vỏ quả hơi nứt ra sờ vào mềm đặc biệt tỏa mùi hương đặc trừng là đã có thể thu hoạch quả.
- Thu hái quả xong bảo quản nơi thoáng mái sẽ giữ được hương vị và độ tươi ngon của sầu riêng được lâu hơn.
Quả sầu riêng ruột đỏ chín
-
Hướng dẫn chuẩn bị mô, hố trồng cây sầu riêng và cây măng cụt
Sầu riêng, măng cụt là những cây có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 – 300C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 – 80% nên trồng được quanh năm nếu chủ động được nguồn nước
-
Kỹ thuật nhân giống sầu riêng, măng cụt bằng phương pháp chiết cành
Nhân giống bằng phương chiết cành cần phải lựa chọn cây mẹ, cành chiết và chiết cành, chăm sóc cành sau khi chiết, xử lý cành chiết sau ra rễ và chăm sóc cành chiết trong vườn ươm.
-
Hiện tượng rụng trái non trên cây sầu riêng và cách khắc phục
Trước tiên là phải kiểm soát được sự phát triển có của chồi, bón đầy đủ và cân đối nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây hoặc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để kiểm soát.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà