Hướng dẫn chuẩn bị mô, hố trồng cây sầu riêng và cây măng cụt
1. Xác định thời điểm trồng
- Sầu riêng, măng cụt là những cây có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 – 300C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 – 80% nên trồng được quanh năm nếu chủ động được nguồn nước và điều kiện trồng trọt. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất thường trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới nước. Trước khi trồng, phải xác định chính xác thời điểm trồng để chuẩn bị mô/hố
2. Đắp mô, đào hố
2.1. Đắp mô
- Đắp mô trồng sầu riêng, măng cụt thường được tiến hành ở vùng đồng bằng. Các vùng Cao nguyên và Miền núi do có địa hình cao nên không cần phải đắp mô. Mô thường đắp thành hình tròn có đường kính 0,6 - 0,8 mét; cao 0,3 - 0,5 m tùy theo địa hình cao hay thấp.
2.2. Đào hố
- Ở những khu vực có địa hình cao, phải đào hố để trồng. Hố trồng thường có chiều sâu x cao x rộng là 60 x 60 x 60 cm và phải đào hố ít nhất trước khi trồng 1 tháng.
Hố để trồng sầu riêng/măng cụt
3. Bón phân lót
3.1. Xác định loại phân bón lót
a. Các loại phân bón lót cho sầu riêng
- Phân hữu cơ hoai: phân dơi, phân xanh, phân chuồng hoặc phân rác;
- Tro trấu, xơ dừa;
- Super lân;
- Vôi sống để khử trùng; Thuốc khử trùng Furadan;
b. Các loại phân bón lót cho măng cụt
- Các loại phân chuồng hoai mục như: phân heo, trâu bò, gà vịt,...
- Vôi để khử trùng; Thuốc sát trùng Regent.
3.2. Xác định lượng phân bón lót
a. Lượng phân bón cho sầu riêng
- Mỗi hố cần: 10 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai gồm phân dơi trộn tro trấu, xơ dừa; 1 kg supe lân; 1 kg vôi, 50 g Furadan.
b. Lượng phân bón cho măng cụt
- Mỗi hố cần: 20-30 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai mục gồm phân heo, trâu bò, gà vịt; 1 kg vôi, 20 g Regent.
3.3. Chuẩn bị phân để bón lót:
- Ủ phân hữu cơ trên nền đất (hình 1.3.2) và nền xi măng để bón lót cho vườn sầu riêng, măng cụt.
a. Ủ phân hữu cơ trên nền đất - Ủ phân hữu cơ trên nền xi măng
- Chuẩn bị phân lân để bón lót, các loại phân như: Phân lân Lâm Thao hay phân lân Long Thành đều được.
a. Super lân Lâm Thao - b. Super lân Long Thành
- Chuẩn bị phân hữu cơ sinh học hoặc vi sinh để bón lót: Dùng các loại phân hữu cơ sinh học hoặc vi sinh đều được.
a. Phân hữu cơ sinh học - b. Phân bón hữu cơ vi sinh
- Chuẩn bị vụn xơ dừa để làm phân bón lót: Vụn xơ dừa là những hạt có đường kính 1-2mm, xốp, nhẹ, nằm ở lớp xơ dừa (giữa vỏ dừa và gáo dừa), lúc mới có màu nâu sáng. Vụn này có tác dụng gần giống như đất trồng nhưng xốp nhẹ, dễ thẫm nước, giữ nước, thường được dùng giống như phân chuồng hoai mục…
- Chuẩn bị tro trấu để phân bón lót.
a. Vụn xơ dừa để làm phân bón lót - Tro trấu để trộn vào phân hữu cơ
3.4. Trộn phân trước khi bón lót
- Sau khi đã xác định loại và lượng phân bón lót, chuẩn bị đầy đủ các loại và lượng phân bón lót, trộn đều các loại phân đó lại để bón lót.
Trộn phân trước khi cho vào hố trồng sầu riêng, măng cụt
3.5. Bón lót
- Sau khi trộn đều các loại phân, cho đủ lượng phân vào mỗi hố trồng (Hố trồng sầu riêng: 10 kg/hố; Hố trồng măng cụt: 20-30 kg/hố). Cho phân vào hố xong phải lấp đất kín phân. Đất lấp phân của hố trồng nên là đất có nhiều chất dinh dưỡng như đất ở tầng canh tác hay đất phù sa sông rạch…
4. Xử lý hố trước trồng
4.1. Chuẩn bị dụng cụ để xử lý
- Chuẩn bị ca (gáo) để múc nước
Ca (gáo) múc nước cán ngắn
- Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động để mặc trong lúc: cày, xới, san ủi, xử lý hố, trồng cây giống...
Bảo hộ lao động
- Chuẩn bị leng (xẻng) để đảo phân
- Chuẩn bị cuốc để trộn, đảo phân.
- Chuẩn bị thau (chậu) để đựng phân
- Chuẩn bị xô để đựng phân hay đựng nước
- Chuẩn bị cân để cân các loại phân bón.
- Chuẩn bị ca đong nước để đong nước
a. Leng (xẻng) để đảo phân - b. Cuốc để trộn, đảo phân - c. Chậu để đựng phân -
d. Xô đựng nước - e. Cân đĩa - f. Ca đong nước
4.2. Chuẩn bị vật liệu
- Chuẩn bị thuốc trừ mối để xử lý hố
- Chuẩn bị vôi để xử lý hố. Từ loại vôi cục được để hút ẩm cho tan thành bột, bột vôi này được dùng để xử lý hố để khử trùng hố trước khi trồng.
- Đôi khi các loại vôi bột đã được làm tơi sẵn và đóng bao cũng được dùng để xử lý. Loại này thường được các cơ sở gia công, đóng gói, chỉ việc mua về sử dụng.
- Chuẩn bị thuốc sát trùng Regent để xử lý hố
- Chuẩn bị thuốc sát trùng Furadan để xử lý hố.
a. Thuốc trừ mối - b. Chuẩn bị vôi bột - c. Vôi bột được gia công đóng bao - d. Thuốc sát trùng Regent - e. Thuốc sát trùng Furadan\
5. Xử lý hố
5.1. Xử lý hố trồng sầu riêng
Rắc 50 g Basudin vào hố và 0,3 – 0,5 kg vôi toàn bộ hố và xung quanh miệng hố.
5.2. Xử lý hố trồng măng cụt
- Rắc 10 – 20 g thuốc sát trùng Regent vào hố trồng. Sau đó rắc 0,5 – 1 kg vôi toàn bộ hố và xung quanh miệng hố.
Rắc vôi xử lý hố
-
Kỹ thuật trồng mới cây sầu riêng và cây măng cụt
Cách đặt cây vào hố trồng, lấp đất cho gốc cây, cắm cọc giữ cho cây đứng vững, tưới nước, che nắng, phủ (tủ) gốc cho cây sầu riêng và măng cụt sau trồng
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây măng cụt
Nhu cầu phân bón và cách bón phân cho cây măng cụt, xác định loại phân bón thích hợp, tính được lượng phân bón và chuẩn bị đầy đủ phân trước khi bón phân cho măng cụt...
-
Tưới phun mưa cho cây sầu riêng và cây ăn trái tán rộng
Tưới phun mưa cho cây sầu riêng và cây ăn quả tán rộng: tưới phun mưa cục bộ, các hình thức tưới,...
-
Tưới phun mưa cục bộ cho cây sầu riêng
Tưới phun mưa cục bộ, còn được hiểu là tưới phun mưa dưới gốc là hình thức tưới phun mưa bán kính nhỏ (thường từ 0.5m – 3m), béc tưới được đặt dưới gốc cây,...
-
Hướng dẫn chuẩn bị đất trồng sầu riêng và cây măng cụt
Tìm hiểu cách vệ sinh vườn, làm đất, đắp bờ bao, đặt cống bọng và trồng cây chắn gió cho vườn trồng sầu riêng, măng cụt đúng kỹ thuật.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô