Quảng cáo phân bón phải nộp hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo
Quy định về quảng cáo phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tại dự thảo Nghị định về quản lý phân bón nhằm quản lý hiệu quả hoạt động này.
Quảng cáo phân bón phải nộp hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo (hình minh họa)
Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo phân bón, phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định xác nhận nội dung quảng cáo.
Tổ chức, cá nhân nộp 1 bộ hồ sơ và nộp theo một trong các hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, khi nhận văn bản xác nhận nội dung quảng cáo phải nộp bản sao hợp lệ các tài liệu quy định.
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón gồm: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón; bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón được phép lưu hành; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất; 2 kịch bản quảng cáo và 1 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo cho tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Dự thảo nêu rõ, một mẫu quảng cáo tương ứng với một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải nộp phí thẩm định, lệ phí xác nhận như sau:
Trường hợp được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo, bao gồm: Một mẫu quảng cáo của một sản phẩm phân bón; một mẫu quảng cáo của một sản phẩm phân bón cho nhiều hình thức quảng cáo (ví dụ: tờ rơi, áp phích, sách, báo, …).
Trường hợp không được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo, bao gồm: Nhiều mẫu quảng cáo khác nhau của một sản phẩm phân bón cho một đối tượng - Trường hợp này mỗi mẫu quảng cáo được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; một mẫu quảng cáo gồm nhiều sản phẩm phân bón cho một đối tượng - Trường hợp này mỗi sản phẩm được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.
-
Mong Nghị định không ‘làm khổ’ doanh nghiệp
Việc sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón trong thời gian tới cần phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, DN, nhà báo, nông dân...
-
Vi phạm về quảng cáo phân bón sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng
Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt không phù hợp với giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc...
-
Nghị định quản lý phân bón phải đơn giản hóa, nhưng hiệu quả
Ngày 29/3 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón, theo đó đa phần các đại biểu đều cho rằng:...
-
Dự thảo (Lần 1) Nghị định quản lý phân bón (thay thế NĐ202)
Nghị định này quy định về quản lý phân bón bao gồm: Đăng ký; khảo nghiệm; sản xuất, đóng gói, buôn bán; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo; sử dụng phân bón ở Việt Nam...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau