Phân bón NPK có tác dụng gì đối với cây hoa hồng
Cũng giống như các cây trồng khác, cây hoa hồng cũng cần một lượng phân bón phù hợp cho cây phát triển, sinh trưởng, cũng như tăng sức đề kháng sâu bệnh hại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón cho cây hoa hồng nhưng phân bón NPK là phân vẫn là loại cần thiết cho cây trồng hoa hồng không thể thiếu để cho cây phát triển toàn diện để cây có thể sinh trưởng ổn định khỏe mạnh để gia tăng năng suất cho cây.
Tuy nhiên nhiều người lại không biết đến loại phân này có tác dụng tuyệt vời đối với cây hoa hồng, cũng như không biết đến giai đoạn cần thiết bón phân NPK cho cây hoa hồng. Vậy hôm nay, các bạn đọc cùng tìm hiểu về phân bón NPK và tác dụng của phân đối với cây hoa hồng như thế nào nhé.
1. Phân bón NPK là gì?
- NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, nghĩa là 3 nguyên tố dinh dưỡng chính trong phân, là những nguyên tố bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.
- NPK nghĩa là:
+ N chỉ nguyên tố dinh dưỡng đạm
+ P chỉ nguyên tố dinh dưỡng lân
+ K chỉ nguyên tố dinh dưỡng kali
Phân bón NPK cung cấp dưỡng chất cây trồng
2. Tác dụng của phân NPK đối với cây trồng
- Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng này.
+ Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...
+ Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...
+ Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá...
- Tuy nhiên, trên đây chỉ là phân định một cách tương đối. Bởi vì cây trồng luôn cần có đầy đủ cả 3 nguyên tố này và các nguyên tố khác nữa để tương hỗ, hình thành nên các hợp chất sinh học và các bộ phận có các chức năng riêng biệt và tác động qua lại để tạo thành sự sống một cách rất phức tạp.
Xem thêm - Bột rong biển (Seaweed extract powder) dạng bột, vảy tan 100% |
- Trên bao bì của phân NPK thường có 3 số chính. Số đầu nhằm chỉ hàm lượng Đạm, quy ra % Nitơ (N) nguyên chất. Số thứ 2 nhằm chỉ hàm lượng Lân, quy ra % oxyt phospho (P2O5). Số thứ 3 nhằm chỉ hàm lượng Kali, quy ra % oxyt kali (K2O). Ngoài ra, có thể một số bao bì còn ghi thêm một số chất khác như Lưu Huỳnh, Canxi, Magie v.v.. Đối với Lưu Huỳnh thường được tính bằng % lưu huỳnh nguyên chất (S), Canxi được tính bằng % oxyt canxi (CaO), Magie được tính bằng % oxyt magie (MgO).
- Ví dụ: NPK 16-16-8-13S, trong đó có 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S.
- Như đã nói ở trên, cây trồng không chỉ cần 3 nguyên tố dinh dưỡng này mà còn cần tổng cộng khoảng 13 nguyên tố, trong đó chia ra:
+ Các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K (Nitơ, Phospho, Kali).
+ Các nguyên tố trung lượng gồm: Ca, Mg, S (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh).
+ Các nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn (Bo, Clo, Đồng, Sắt, Mangan, Molipden, Kẽm).
3. Phân bón NPK có tác dụng gì đối với cây hoa hồng
3.1. Giúp cây kích thích ra hoa, lá, quả
Phân bón NPK là loại giải pháp tốt nhất đối để cây có thể xanh tốt và phát triển chiều cao cây. Đặc biệt nó còn kích thích ra hoa, lá và quả để phù hợp với mục đích cũng như phù hợp với nhu cầu của bà con trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Tăng sức đề kháng cho cây
Sử dụng phân NPK sẽ giúp cây có thể gia tăng thêm sức đề kháng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt giúp cây có thể giữ được sự ổn định trong quá trình phát triển của mình một cách tốt nhất
3.3. Cải thiện độ phì nhiêu của đất
Với những hàm lượng dinh dưỡng cao được chứa trong các sản phẩm phân NPK sẽ giúp cho đất được cải thiện độ phì nhiêu ở mức độ tốt nhất điều này sẽ giúp cho bà con có thể dễ dàng trong việc canh tác.
4. Giai đoạn bón phân NPK cho cây hoa hồng
4.1. Giai đoạn mọc chồi
- Sau khi đợt hoa của vườn đã tàn, mình cho cắt tìa toàn bộ hoa tàn, nhân tiện bấm tỉa luôn cành khô, chết, bệnh, chồi điếc, lá vàng, sâu, bệnh. Sau đó quét dọn và thu gom toàn bộ rác đi. Rồi tiến hành bón đợt đầu cho cây.
- Sau cắt tỉa 2-3 ngày tiến hành bón phân NPK 16-16-8 hay 20-20-15 hoặc các loại NPK tương đương. Việc bón phân có hàm lượng N (Đạm) và P (Lân) cao mục đích để cây mau chóng nảy chồi. Lượng phân bón khoảng 10 hạt/cây với cây trồng chậu 20cm, cách 7 ngày bón 1 lần, bón xung quanh gốc, không bón quá gần gốc, tưới ướt đẫm sau bón phân. Cách bón phân tốt hơn là bạn ngâm hòa tan hẳn vào nước và tưới quanh gốc.
Bón phân NPK giai đoạn mọc chồi
4.2. Giai đoạn tạo nụ cho cây hoa hồng
- Giai đoạn tạo nụ, từ nụ vừa tạo đến sắp nở hoa (khoảng 12 -14 ngày tiếp theo)
- Giai đoạn này phân bón tôi hay dùng là 13-13-13+TE, 20-20-25 +TE, 15-15-20+TE hay phân tím Đức. Loại phân tím của Đức này có tên Novatec premium 15-3-20-2+10S+TE. Hàm lượng K (Kali) trong phân này khá cao và đây chính là yếu tố giúp hoa có màu đẹp hơn và bông cũng lâu tàn hơn, cánh hoa cứng cáp, đúng phom chuẩn của hoa.
- Hàm lượng bón cũng từ 10 hạt/cây cho cây trồng chậu 20cm, cách 7 ngày bón 1 lần, bón xung quanh gốc, không bón quá gần gốc, tưới ướt đẫm sau bón phân. Cách bón phân tốt hơn là bạn ngâm hòa tan hẳn vào nước và tưới quanh gốc.
- Một số loại phân bón có chữ TE tức là có thành phần vi lượng tốt cho cây trồng và cải tạo đất. Bạn nên chọn các loại NPK này.
Bón phân giai đoạn tạo nụ
4.3. Giai đoạn từ khi cây ra hoa đến lúc tàn
- Ra hoa đến lúc tàn (khoảng 5-7 ngày tiếp theo)
- Giai đoạn này không cần bón phân hoặc có thể bón thêm Kali cho hoa lâu tàn và cánh hoa cứng cáp. Bạn cũng có thể bón phân hữu cơ, phân dưỡng hoa hồng để cải tạo đất cho chu kỳ sinh trưởng của lần đâm chồi kế tiếp. Phân hữu cơ có thể sử dụng là phân bò đã qua xử lý, bón 1 muỗi canh/cây hoặc phân hữu cơ Dynamic dạng viên, dùng khoảng 10 hạt/cây.
Bón phân NPK giai đoạn cây ra hoa đến khi tàn
- Không nên xịt phân bón lá cho giai đoạn ra hoa vì như vậy sẽ làm hoa mau tàn.
-
Cách tính công thức phân bón (Phần 1: Giới thiệu các loại nguyên liệu phối trộn, sản xuất phân bón)
Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng đạm cho cây trồng, Đạm Urea: 46%N - Đạm SA (Sunphat Amon): 21%N; 23%S, Đạm Amon Clorua: 25%N; 62%Cl, Đạm Amon Nitorat: 34%N
-
Cách tính công thức phân bón (Phần 2: Phối trộn NPK 5-10-3 từ các loại nguyên liệu khác nhau)
Để phối trộn được phân NPK 5 – 10 – 3, sẽ bao gồm các loại nguyên liệu sau đây: 119kg Đạm SA, 100kg Đạm Amon Clorua 300kg Lân Supe,325,8kg Lân nung chảy
-
Cách tính công thức phân bón (Phần 3: Phối trộn NPK 12-5-10 từ những nguyên liệu khác nhau)
Lượng DAP cần dùng = 5/46*1000 = 108,69kg (Lượng đạm có trong 108,69kg DAP = 108,69*18/1000 = 1,956%N)
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà