Những hạt giống rau quả biến đổi gen các "nông dân sân thượng" nên tránh
Gần đây, thị trường hạt giống Việt Nam đang du nhập nhiều các loại hạt giống biến đổi gen và được bán với giá cao gấp nhiều lần so với giống thuần chủng. Lợi bất cập hại, "nông dân sân thượng" nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc hạt giống trước khi gieo trồng và tiêu thụ, tránh làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Những hạt giống rau quả biến đổi gen các "nông dân sân thượng" nên tránh
Khi trồng rau quả trên sân thượng, các nông dân phố thường chú trọng nhiều đến việc tìm nguồn gốc của đất trồng, của các loại phân bón mà ít ai để ý rằng, việc trồng rau sạch còn cần đến lựa chọn hạt giống an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Những chủng loại hạt giống nhập từ nhiều nước khác nhau được bán tràn lan trên mạng xã hội. Thực trạng cũng cho thấy, không có nhiều sự kiểm soát trong việc buôn bán này dẫn tới hậu quả khôn lường. Khi nông dân phố ngoài việc trồng rau, làm vườn để cung cấp đủ nhu cầu thực phẩm cho gia đình, mọi người cũng rất thích và tò mò khi muốn trồng thêm được nhiều rau quả lạ, giúp gia đình được đổi món trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Thực trạng hạt giống biến đổi gen ở Việt Nam
Dạo một vòng mạng xã hội, mọi người rất dễ nhận thấy rằng, có nhiều lời quảng cáo "ngọt như mía lùi" về các loại hạt giống rau quả độc đáo như hình thức bắt mắt, có chứa thành phần dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với hạt giống thông thường, thậm chí còn được gán mác có tác dụng phòng chống ung thư...
Cũng vì chưa có sự kiểm định chặt chẽ nên những hạt giống này gây được sự tò mò, hiếu kỳ của người mua, đặc biệt là các nông dân sân thượng. Điều này vô tình đẩy giá của hạt giống lên cao so với mức nhập về.
Hạt giống biến đổi gen luôn mang theo nhiều hệ lụy đến sức khỏe con người
Nhiều viện giống cây trồng trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất ra các giống cây rau, củ, quả biến đổi gen nhằm thích ứng với môi trường sống, tăng cường hương vị, chất lượng và cải thiện sức đề kháng của cây trồng với sâu bệnh. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, trồng các loại giống biến đổi gen có thể mang đến nhiều lợi nhuận cho người nông dân nhưng lại khiến cây trồng sản sinh ra độc tố vi khuẩn Bacillus thuringiensis, một loại vi khuẩn có khả năng tổng hợp protein gây tê liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại.
Khi ăn phải thực phẩm này cũng là lúc chất độc từ vi khuẩn này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho loài người, trong đó có bệnh ung thư.
Những loại cây trồng đột biến gen
Bí ngòi
Các nông dân sân thượng thường rất ưu ái trồng bí ngòi, bởi đơn giản một cây với diện tích nhỏ hơn nhiều lần so với trồng bí thông thường nhưng lại thu hoạch được rất nhiều trái. Các nhà khoa học đã phải biến đổi gen cho loài cây này bởi chúng rất dễ nhiễm vi rút.
Cả bí ngòi xanh và bí ngòi vàng đều là giống biến đổi gen, có khả năng kháng virus và vi khuẩn. Sự nguy hiểm khôn lường của việc ăn những thực phẩm biến đổi gen như bí ngòi, ví dụ như độc tố BT được sử dụng trong ngô biến đổi gen gần đây đã được phát hiện trong máu của phụ nữ mang thai và con của họ.
Bí ngòi xanh và vàng đều là cây trồng đã được biến đổi gen
Cà chua
Trên thị trường hạt giống hiện nay xuất hiện khá nhiều giống cà chua biến đổi gen như cà chua bi, cà chua đen hay cà chua thông thường. Vì vậy, khi mua hạt giống, bạn có thể tìm hiểu kỹ trên bao bì để mua được giống tốt nhất để trồng trên sân thượng nhà mình.
Cà chua đã được biến đổi gen có tuổi đời dài hơn, dễ dàng bảo quản và tươi lâu. Một thử nghiệm được tiến hành để xác định sự an toàn của cà chua biến đổi gen, một số động vật thí nghiệm chết trong vòng một vài tuần sau khi ăn cà chua biến đổi gen (GM).
Cà chua đen được trồng phổ biến trong vài năm trở lại đây
Bắp Mỹ
Bắp Mỹ hay còn gọi là ngô ngọt đã không còn xa lạ với người dân khi tạo ra được nhiều sản phẩm bày bán phổ biến ở siêu thị như bột bắp, dầu bắp, tinh bột bắp... Và các nông dân sân thượng gần đây cũng trồng thử nghiệm ngô ngọt trong khu vườn của gia đình.
Tuy nhiên, nếu chưa trồng bạn nên cân nhắc kỹ và tìm hiểu cụ thể về tác hại của việc sử dụng bắp Mỹ cũng như chọn giống phù hợp. Bởi nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ ngô biến đổi gen có liên quan đến vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng như tăng cân hay rối loạn nội tạng.
Củ cải đường
Mùa đông là lúc mọi người thường trồng các loại rau họ cải. Tuy nhiên, củ cải đường lại là loại cây biến đổi gen. Khi trồng, củ khá to, cây khỏe và có độ kháng thuốc trừ sâu cao.
Đu đủ
Thật ngạc nhiên khi đu đủ là loại quả được ưa chuộng trồng ở xứ sở nhiệt đới nhưng trong các giống đu đủ cũng có loại biến đổi gen, bắt đầu được trồng ở Hawaii từ năm 1999. Một kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy: "Gần 20.000 hạt giống đu đủ trên khắp Big Island, 80% trong số đó đến từ các trang trại hữu cơ và phần còn lại đến từ các khu vườn gia đình hoặc cây hoang dã, có mức độ ô nhiễm lên đến 50%.”
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan, một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, được cho là hữu ích với sức khỏe con người và được bán khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu cho hay, đậu có thể bị tàn phá bởi mọt đậu.
Với giống đậu bean, một loại đậu Hà Lan không bị mọt tấn công vì chúng chứa một loại protein được gọi là chất ức chế α-amylase (αAI) là nguyên nhân khiến mọt ăn đậu bị chết đói trước khi chúng gây ra bất kỳ thiệt hại nào.
Bên cạnh đó, đậu Hà Lan biến đổi gen đã được phát hiện gây ra phản ứng miễn dịch ở chuột và thậm chí có thể ở người. Một gen từ đậu đã được đưa vào đậu Hà Lan tạo ra một loại protein có chức năng như thuốc trừ sâu.
Cà tím trái dài và béo
Bên cạnh cà tím thông thường và cà dái dê, các nông dân sân thượng thường thử nghiệm trồng loại cà tím trái dài và béo, ngắn. Cà tím biến đổi gen được đề cập được gọi là Bt brinjal và chứa một gen lấy từ một loài vi khuẩn đất phổ biến Bacillus thuringiensis.
Gen này sản sinh một loại độc tố giết chết sâu hại chính của loài cây này, ấu trùng sâu bướm đục trái và chồi non. Vì vậy, khi chọn giống, các nông dân sân thượng cũng nên lưu ý chọn được giống cà tím thuần chủng, đảm bảo tuyệt đối cho sức khỏe của gia đình.
Cà tím trái dài và béo là giống cà biến đổi gen.
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)