Nhân giống cây giảo cổ lam (P1)
1. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho vườn ươm
1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu
1.1.1. Các tầng đất thông thường
- Tầng thảm mục: Kí hiệu A0 (A0-1, A0-2, A0-3)
- Tầng rửa trôi: Kí hiệu A (A1, A2, A3)
- Tầng tích tụ: Kí hiệu B ((B1, B2, B3)
- Tầng mẫu chất: Kí hiệu C
- Tầng đá mẹ: Kí hiệu D
- Giữa các tầng này có một lớp chuyển tiếp, có màu sắc và tính chất trung gian giữa 2 tầng chính.
Hình 1: Sơ đồ phẫu diện đất
1.1.2. Yêu cầu của đất làm ruột bầu
- Đất tơi, xốp, thấm và giữ nước tốt, thoáng khí cho rễ phát triển thuận lợi tuy nhiên phải có độ kết dính để không bị vỡ bầu khi di chuyển (đất ít chua, có mùn và chất dinh dưỡng cần thiết)
- Không nên lấy đất làm ruột bầu ngay trước khi gieo ươm hoặc trong điều kiện có mưa lớn, đất quá ẩm ướt
- Tốt nhất là lấy trước khi gieo ươm tối thiểu 1 tháng khi thời tiết khô ráo
- Nếu có điều kiện nên lấy đất vào mùa khô, sau khi sơ chế có thể dự trữ dùng cho cả năm
1.1.3. Các công đoạn làm đất ruột bầu
a. Lấy đất
- Chọn nơi lấy đất và loại đất: đất được lấy ở những nơi đảm bảo yêu cầu của đất làm ruột bầu
- Chọn thời điểm, thời tiết lấy đất
- Chọn tầng đất: Gieo hạt lấy đất tầng A, giâm hom lấy đất tầng B
- Chọn dùng cụ lấy và chở đất
b. Phơi ải và ủ đất
- Rải đất trên nền phẳng ở ngoài trời dày khoảng 5-7cm, tưới nước hơi ẩm
- Dùng ni lông trong suốt phủ kín mặt đất
- Phơi nắng từ 5-7 ngày cho đất khô ải
- Vun đất lại thành đống cao 40-50cm rồi dùng ni lông tối màu hoặc bạt không thấm nước phủ kín và chặn mép. ủ đất trong khoảng 3 tuần để diệt trừ mầm mống sâu bệnh và cỏ dại
c. Trộn hỗn hợp ruột bầu
- Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu theo đúng tỷ lệ cần dùng
- Tập trung nguyên liệu tạo thành đống
- Trộn , đảo đều hỗn hợp
d. Bảo quản đất và hỗn hợp ruột bầu
- Nếu chưa dùng hoặc dùng chưa hết phải để trên nền khô ráo có mái che
- Phủ ni lông hoặc bạt không thấm nước để tránh mưa và nhiễm lại mầm mống sâu bệnh và cỏ dại
Hình 2. Đất làm hỗn hợp ruột bầu được chứa trong nhà
1.2. Chuẩn bị cát giâm hom
Nếu giâm hom trên luống cát cần chuẩn bị cát với những yêu cầu sau:
Chọn loại cát sông mịn
Cát được sàng sạch trước khi đưa vào sử dụng
Lấy cát vào những ngày nắng ráo
1.3. Chuẩn bị phân bón
1.3.1. Phân vô cơ
Các loại phân vô cơ thường dùng
- Phân đạm, phân lân, phân kali...
Cách sử dụng: Bón thúc hòa tan 1-2 kg với 100 lít nước rồi tưới. Bón lót trộn thêm với phân chuồng, phân hữu cơ, một ít vôi, tro…
1.3.2. Phân hữu cơ
Ủ nóng:
Áp dụng: Phương pháp này được sử dụng để ủ các loại phân chuồng ít chất xơ như phân lợn hoặc phân trâu bò ít chất độn chuồng
Cách ủ:
Bước 1: Trộn đều phân chuồng với vôi hoặc lân
Bước 2: Lấy phân ra đánh thành đống cao 1,5 – 2m, đường kính 1 –2 m có mai che, không nén chặt.
Bước 3: Tủ đống phân bằng một lớp rơm rạ, cỏ hay lá chuối khô
Bước 4: Tưới nước định kỳ để tăng độ ẩm
Đặc điểm: Phân dễ tơi, háo khí nên phân giải mạnh, nhiệt độ ngày càng tăng dần sau 4 – 5 ngày, nhiệt độ tăng lên 60 0C làm cho phân chóng hoai diệt được mầm mống cỏ dại, sâu bệnh nhưng dễ bị mất đạm nhiều ( 30 – 35 %). Thời gian ủ khoảng 1 tháng là phân hoai mục
+ Ủ nguội:
Áp dụng: phương pháp này được sử dụng để ủ các loại phân chuồng nhiều chất xơ như phân trâu bò có nhiều chất độn chuồng
Cách ủ:
Bước 1: Rải một lớp phân dày 10-15cm, rắc bên trên một lớp mỏng phân lân hoặc vôi
Bước 2: Tiếp tục làm như bước 1 cho hết lượng phân và chất xơ bổ sung đã chuẩn bị. Đống ủ cao 1,5-2m, đường kính 1-2m
Bước 3: Nén chặt đống phân, phủ một lớp rơm rạ lên trên và trát một lớp bùn dày 1-2cm bao kín đống phân, chừa một lỗ ở đỉnh để tưới nước định kỳ
Đặc điểm: Phương pháp này hạn chế được sự mất đạm do nhiệt độ thấp ( 30 – 40 0c) nhưng thời gian ủ lâu, khoảng 3-4 tháng phân mới hoai mục.
Ủ hỗn hợp: (Nóng trước, nguội sau): Phân chuồng được xếp thành lớp tơi không nén chặt cao 1 –1,5 m sau 4 – 5 ngày nén chặt lại, sau đó lại tiếp tục đổ chồng lớp phân chuồng khác lên đến khi đống phân cao 2 –3 m thì nén chặt lại phủ rơm rạ lên trên rồi trát bùn lại.
Ngoài ra có thể ủ phân xanh để bón cho cây
Hình 3. Băm cây phân xanh thành từng đoạn
Hiện nay đã có chế phẩm vi sinh để ủ phân chuồng có bán trên thị trường. Cách dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Hình 4: Chế phẩm vi sinh vật ủ phân
- Phân vi sinh
Một số loại phân vi sinh thường dùng
Nitragin, Azoto bacterin, Phôtpho bacteri.
-
Xây dựng vườn ươm giảo cổ lam
Nắm vững được các kỹ thuật cơ bản để xây dựng được vườn ươm hợp lý, ít chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả, chất lượng tốt nhất...
-
Thời vụ và cách chăm sóc giảo cổ lam sau khi trồng
Nắm được các kỹ thuật cơ bản về thời vụ, cách làm đất, bón phân và chăm sóc cây giảo cổ lam sau khi trồng để cây sớm thích nghi, bén rễ và phát triển nhanh nhất.
-
Nhân giống cây giảo cổ lam (P2)
Khu vực trồng cây nguyên liệu cung cấp hạt giống giảo cổ lam phải là nơi đất sạch, không ô nhiễm môi trường, ở một khu riêng biệt, không gần khu dân cư, hộ gia đình...
-
Nhân giống giảo cổ lam (P3)
Nắm được cách đóng bầu, xử lý giống, gieo hạt và cách chăm sóc hạt giống sau khi ươm cây để hạt phát triển tốt nhất...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô