Nhân giống cây có múi: Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
1. Chuẩn bị vật liệu và đất để gieo hạt
1.1. Hạt giống cây có múi
Số lượng hạt tuỳ theo hạt mới hay cũ, số cây loại không đạt tiêu chuẩn.
- Hạt mới: số lượng thông thường gấp đôi số cây dự định sản xuất
- Hạt mới: số lượng gấp 3 lần hoặc hơn
Hạt cây có múi chuẩn bị ươm
1.2. Nhà lưới
Nhà lưới 2 cửa ngăn chận được rầy chổng cánh, lưới đen giảm 50% ánh nắng,
1.3. Khay gieo hạt
Cao 20-25cm, đáy khay có lỗ thoát nước hoặc bao PE trong, đường kính 6-8cm, cao 8-10cm
1.4. Đất (Giá thể)
- Giá thể ươm hạt:
+ Tro trấu hoặc hỗn hợp mụn xơ dừa, cát hạt to, tro trấu và trấu mụt theo tỷ lệ 2:2:3:3 trộn sẵn trước khi gieo từ 1-2 tháng,
+ Cát xây dựng được rửa sạch và khử trùng.
- Khử trùng:
Dùng 1 lít Formol 40% pha với 10lít nước tưới cho 1m3 giá thể có độ dầy 5-7 cm. Phủ kín lại sau 17 ngày sau có thể sử dụng giá thể này.
Giá thể gieo hạt
1.5. Nẹp tre, bầu ươm
- Nẹp tre hoặc gỗ 0,5x 2,0cm ( dài x rộng), chiều dài nẹp tre tuỳ theo kích thước khay
- Bầu ươm màu đen loại nhỏ 0,5lít, loại lớn 3,5 – 4,5lít ( đường kính 13-14cm, cao 25-30cm
2. Gieo hạt cây có múi
Gieo trong nhà lưới hai cửa, phía trên có che thêm lưới đen nhằm giảm 50% ánh nắng.
Trước hết, lấy hạt ra khỏi nơi tồn trữ lạnh trước lúc gieo vài giờ để nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ trong phòng, sau đó ngâm hạt trong nước nóng 560 C trong 10 phút. Gieo hạt trên khay, trên bồn cách đất hoặc trong bầu PE nhỏ.
Sự nẩy mầm của hạt cây có múi thường mất khoảng từ 2 đến 8 hoặc 10 tuần. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh trong sự phát triển của rễ, ánh sáng và dinh dưỡng đối với hạt nẩy mầm sau.
Hạt gieo trong khay: dưới đáy trải một lớp sỏi dày 4-5cm, sau đó cho giá thể vào đầy khay, không nén nhưng tưới nhẹ để làm ẩm giá thể. Nên gieo hạt theo từng hạt, mỗi hàng cách nhau 8-10cm, hạt cách nhau 2-3 cm, sâu 1-2cm.
Khay gieo hạt
Có thể làm một tấm ván mỏng bằng gỗ hoặc bằng nhựa, trên đụt lỗ có đường kính 1, 25cm, các lỗ có khoảng cánh như trên. Hạt gieo trên luống ươm qua các lỗ này
Luống ươm hạt
Cây con gieo từ hạt trên giá thể là cát
- Gieo trong túi PE: Chọn hạt mẩy, mỗi bầu gieo một hạt, gieo sâu 1-2cm.
Túi PE gieo hạt
3. Chăm sóc cây con trước và sau khi nẩy mầm
3.1.Trước khi nẩy mầm
Chỉ cần đủ ẩm, không nên tưới vào chiều mát (dịch bệnh dễ phát triển)
Quan sát hạt nẩy mầm và điều chỉnh lượng nước tưới giai đoạn cây con
Kiểm tra côn trùng hại hạt nẩy mầm như kiến, dế...
3.2. Sau khi nẩy mầm
3.2.1.Tưới nước, bón phân
Tưới vừa đủ ẩm để giúp hạt nẩy mầm tốt. Dùng thùng tưới vòi sen có tia nhỏ để tránh hạt bị nước xói. Khi có 50-70% cây con lên thì giở lưới giảm nắng dần. Cây có 2 lá thật dùng ure pha loãng (0,5%) tưới đểu lên cây mỗi tuần một lần lúc chiều mát, sáng hôm sau tưới lại bằng nước sạch
Lưu ý:
- Ngăn ngừa chuột, dế ăn hạt, cây con
- Ngăn ngừa thối cổ rễ ở cây con
4. Ra ngôi cây con
Có 2 cách
- Cấy hai lần: sau khi gieo khỏang 8 tuần, chọn cây tốt cấy vào bầu loại nhỏ 0,5lít. Loại bỏ các cây có hình dạng sau:
* Hình dáng, chiều cao cây,lá, gai không bình thường
* Có rễ uốn cong hoặc bị xoắn, rễ cọc không bình thường.
* Có dấu hiệu dịch hại ở rễ, thân, lá.
* Thân cây không thẳng, có vết tích ở vỏ, thân, lá.
* Chỉ chọn cây phôi tâm: Mỗi hạt đa phôi còn độ nẩy mầm tốt có thể có thể sản sinh ra hai cây con hoạc hơn nữa. Trong số này chỉ có một cây hợp tử, nó có những đặc điểm khác cây mẹ. Số cây còn lại có nguồn gốc phôi tâm nên giống hệt cây mẹ.
Cấy cây vào bầu theo trình tự sau
+ Nhổ cây lên khỏi khay,
+ Cắt ngắn các rễ còn 5-6 cm
+ Đặt rễ xuống lỗ soi sẵn trong bầu, lỗ sâu 7-8cm,
+ Lấp và ém giá thể lại rồi kéo nhẹ lên một chút để giúp rễ không bị cong,
+ Dùng bình phun nước giữ lá ướt trong 1 đến 2 ngày .
Sau khi cấy 3-4 tháng, cây được cấy chuyền qua bầu ươm lớn 3,5-4,5 lít. Lần cấy này ngoài các tiêu chuẩn chọn lựa trên, còn phải bỏ các cây kém phát triển.Gốc ghép là chanh Volkamer khoảng 6-8 tháng sau khi gieo hạt là cò thể ghép được, lúc này đường kính gốc ghép 6-8mm tại nơi ghép.
- Cấy một lần: Chọn cây con như cách trên rồi cấy vào bầu ươm lớn 3,5-4,5 lít và chăm sóc cho đến khi ghép
Các túi chuẩn bị cấy con
5. Chăm sóc cây con ngoài vườn ươm
5.1. Bón phân cho cây có múi trong vườn ươm
Trong vườn ươm(nhà lưới), chia 2 giai đoạn:
+ Bón căn bản: việc này được thực hiện khi phối hợp giá thể và hoàn tất trước khi sử dụng 1-2 tháng. Mỗi m3 giá thể được trộn đều với:
- 2,65- 10 kg phân supe lân
- 1 kg vôi
- 2 kg dolomite
- 250g magiê, 80gFe, 60g Mn, 60gZn, 25g Cu
Có thể phối hợp thêm cho mỗi m3 giá thể phân chứa N, K
+ Bón bổ sung: bón 1 tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần
Sử dụng phân bón NPK có thêm nguyên tố trung, vi lượng như 20-20-15, 20-10-10 + TE, 16-16-8 các loại phân này hoà tan vào nước và tưới với lượng 1kg/20.000 cây lúc nhỏ tăng dần lượng phân đến 1kg/2000cây, khi cây cao 1 -1,2m. Mỗi cây tưới 100 - 200ml, cách nhau 1-2 tuần.
5.2.Tưới nước cho cây có múi trong vườn ươm
Không tưới nhiều, nước đảm bảo chất lượng, khử trùng nguồn nước tránh các loại nấm bệnh.
5.3. Kiểm tra sâu bệnh
Dịch hại: quan sát thường xuyên, nhện, bọ trỉ, loét, hiện tượng thối rễ, rệp sáp...
6. Ưu, khuyết điểm của phương pháp gieo hạt
6.1. Ưu điếm.
- Dễ làm, ít tốn kém
- Hệ số nhân cao
- Cây có bộ rễ cọc, thích hợp vùng có mực thuỷ cấp cao, gió mạnh
- Cây con không mang những bệnh virus do cây mẹ truyền sang (các bệnh do virus thường không truyền qua hạt)
6.2. Khuyết điểm
- Cây có nhiều gai
- Thời gian sinh trưởng dài hơn cây chiết hoặc cây ghép và cây có kích thước lớn
- Cây con không mang những đặc tính giống cây mẹ ban đầu.
Do một số giống cây có múi thuộc nhóm hạt đơn phôi và lại là phôi hợp tử, nên cây con không giống cây mẹ ban đầu. Hơn nữa có giống cho trái không hạt hoặc rất ít hạt. Vì vậy, việc sản xuất cây con bằng hạt rất khó khăn. Do đó, việc trồng cây có múi bằng hạt hiện nay trở nên hạn chế và cũng không nên lập vườn trồng cây bằng cây giống gieo bằng hạt nhằm kinh doanh vì rất khó tiêu thụ.
Tuy nhiên, việc sản xuất cây có múi bằng gieo hạt hiện nay rất cần vì sử dụng làm gốc ghép
Quy trình sản xuất cây con làm gốc ghép có thể tóm tắc.
Tóm tắc quy trình sản xuất cây gốc ghép bằng phương pháp gieo hạt
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cam
Phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho cam. Sau khi trồng nên dùng phân DAP với liều lượng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nước để...
-
Kỹ thuật nhân giống cây cảnh, hoa cảnh từ hạt
Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của một số cây hoa, cây cảnh. Các bước trong nhân giống bằng hạt đối với một số loại cây cảnh (sanh, si, lộc vừng…) đúng kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất...
-
Kỹ thuật nhân giống bằng hình thức chiết, ghép và giâm cành
Các bước trong kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng hình thức chiết, giâm cành, ghép. Thực hiện chiết, giâm cành một số cây cảnh thông thường đúng kỹ thuật...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô