Người đàn ông Việt cưu mang cả dòng họ trên đất Úc

Nhìn thành quả của anh chị hôm nay mới thấy những nỗ lực của một gia đình trên đất khách. Anh Nghĩa cho chúng tôi biết, ngoài vợ chồng anh và vợ chồng đứa con trai lớn, 5 người còn lại cũng là người thân trong dòng tộc.

Chiếc xe vẫn bon bon trên con đường trong trang trại. Những liếp cây tươi xanh luôn đập vào mắt chúng tôi. Anh Hà Hữu Nghĩa (một người Việt định cư ở Australia từ năm 1993) vẫn vui tiếp tục trò chuyện. Anh nói, được xanh tốt như thế cũng phải nhờ vào phân bón là chính.

"Nhất nước nhì phân"... 

Anh diễn giải cho chúng tôi hiểu, anh dùng cả phân hữu cơ và phân hóa học. Tất cả các loại phân này đều có nhãn hiệu và được chế biến rất an toàn.

Đất sau khi làm tơi ra được bón lót bằng một loại phân hữu cơ (thường là phân bò hoặc phân gà) kèm thêm một ít phân lân. Cây được trồng xuống sẽ hấp thu dưỡng chất từ phân hữu cơ và rễ sẽ cứng hơn nhờ phân lân.

Cây phát triển được một ít bón tiếp một ít Urê giúp tốt lá và lớn nhanh. Khi cây bắt đầu ra hoa sẽ tăng cường Kali hoặc Calcinit giúp đậu trái và tốt trái.

Anh Nghĩa cho biết thêm, trong cách trồng cây ở Úc, nhờ vào chất đất nên việc bón thêm phân không quá quan trọng. Cũng giống như ở VN mình ông bà thường nói, nhất nước nhì phân tam cần tứ giống.

 Người đàn ông Việt cưu mang cả dòng họ trên đất Úc

Thăm trang trại dưa leo trên đất Úc.

Xe dừng trước một nhà kho. Anh mời chúng tôi xuống tham quan. Anh có cả một kho phân và thuốc. Phân vào bao được chất thành từng chồng và thuốc được bảo quản cẩn thận. Cả phân và thuốc đều phải sử dụng đúng theo qui định.Điều quan trọng vẫn là nước. Nước ở đây được anh bơm tưới rất đều đặn và đất không bao giờ bị khô. Cũng chính nhờ vậy mà cây trồng của anh lúc nào cũng tươi xanh.

Trong những trường hợp cần một loại thuốc đặc biệt nào phải có ý kiến của kỹ sư chuyên về trồng trọt mới được mua. Thậm chí, có những loại thuốc muốn mua phải có giấy phép...

Với diện tích cây trồng rộng lớn như thế, việc phun thuốc phải nhờ vào cơ giới. Xe len lõi vào giữa hai hàng liếp và phun từ gốc đến ngọn.

Ở đâu cũng thế, người nông dân luôn một nắng hai sương. Bên ngoài anh Nghĩa đang chuẩn bị phân để bón lót cho đợt cây trồng mới thì bên trong nhà kho lạnh, chị Trang Nguyễn đang săm soi từng trái dưa để xếp vào thùng.

Chị Trang cho biết, những trái dưa này sẽ được chuyển đến Sydney bằng xe tải với giá 163 đô Úc/tấn. Mỗi thùng như thế sẽ được giao giá sỉ là 55$/thùng. Trong thời điểm năng suất cao mỗi ngày có thể giao hơn 250 thùng nhưng hiện nay chỉ hơn 100 thùng/ngày.

 Người đàn ông Việt cưu mang cả dòng họ trên đất Úc

Xe phun thuốc trừ sâu

Nhìn thành quả của anh chị hôm nay mới thấy những nỗ lực của một gia đình trên đất khách. Anh Nghĩa cho chúng tôi biết, ngoài vợ chồng anh và vợ chồng đứa con trai lớn, 5 người còn lại cũng là người thân trong dòng tộc.Ở quê nhà, anh chị không phải là những nông dân thứ thiệt. Thế mà nơi đất khách, bằng tất cả sức lực, tâm huyết, suốt ngày họ lăn lộn cùng với những bạn đồng hương trên những liếp dưa, liếp đậu. Những gì họ có được ngày hôm nay phải tính bằng cả mồ hôi và nước mắt.

Gian nan trang trại

Những năm đầu đến Úc, vợ chồng sống bằng nghề làm bánh mì. Từ đôi bàn tay trắng, anh đã gây dựng được cơ nghiệp vững chãi. Anh mở cơ sở làm bánh và cung cấp bánh trên diện rộng. Công cuộc làm ăn ngày một phát đạt.

 Người đàn ông Việt cưu mang cả dòng họ trên đất Úc

Dưa mới thu hoạch chuẩn bị vào thùng

11 năm trước, người thân anh ở Úc khá nhiều, gặp khó khăn trong sinh kế. Anh thuê một trang trại và giao cho người chị vợ quản lý. Ngoài những người trong gia đình ra, anh còn phải thuê thêm nhiều người ngoài vào làm.

Trang trại hoạt động kém hiệu quả. Nhiều năm như thế, lợi nhuận từ lò bánh anh phải đem trang trải cho trang trại. Nguyên nhân cũng chỉ vì người chị vợ thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên bị nhiều nhân công qua mặt. "Sự việc đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại", anh Nghĩa nói.

Sau đó, anh nghỉ làm bánh và trực tiếp làm trang trại. Bước vào lĩnh vực mới, anh cố gắng tìm hiểu và học hỏi thêm. Anh rút ra được, ngoài nguyên nhân chủ yếu do người làm, một nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng trang trại bị lỗ là thiếu nước tưới.

Nơi đây không có giếng nên anh phải mua nước với chi phí khá cao. Anh đành phải rời nơi đây và thuê lại trang trại H. Fresh qui mô nhỏ hơn nhưng có đầy đủ nước với giá 30.000 đô Úc/năm.

Thấm thoát đã 4 năm. Với 19 ha, H. Fresh không phải là một trang trại lớn nhưng với tâm huyết và sức lực anh chị Nghĩa đã có những thành quả nhất định và giúp được người thân có cuộc sống tốt đẹp.

 Người đàn ông Việt cưu mang cả dòng họ trên đất Úc

Dưa mới thu hoạch chuẩn bị vào thùng

11 năm trước, người thân anh ở Úc khá nhiều, gặp khó khăn trong sinh kế. Anh thuê một trang trại và giao cho người chị vợ quản lý. Ngoài những người trong gia đình ra, anh còn phải thuê thêm nhiều người ngoài vào làm.

Trang trại hoạt động kém hiệu quả. Nhiều năm như thế, lợi nhuận từ lò bánh anh phải đem trang trải cho trang trại. Nguyên nhân cũng chỉ vì người chị vợ thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên bị nhiều nhân công qua mặt. "Sự việc đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại", anh Nghĩa nói.

Sau đó, anh nghỉ làm bánh và trực tiếp làm trang trại. Bước vào lĩnh vực mới, anh cố gắng tìm hiểu và học hỏi thêm. Anh rút ra được, ngoài nguyên nhân chủ yếu do người làm, một nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng trang trại bị lỗ là thiếu nước tưới.

Nơi đây không có giếng nên anh phải mua nước với chi phí khá cao. Anh đành phải rời nơi đây và thuê lại trang trại H. Fresh qui mô nhỏ hơn nhưng có đầy đủ nước với giá 30.000 đô Úc/năm.

Thấm thoát đã 4 năm. Với 19 ha, H. Fresh không phải là một trang trại lớn nhưng với tâm huyết và sức lực anh chị Nghĩa đã có những thành quả nhất định và giúp được người thân có cuộc sống tốt đẹp.

Nguồn: Trần Chánh Nghĩa/Vietnamnet
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status