Nghệ An: Phân bón giả: Nỗi lo cũ - mùa vụ mới
Phân bón giả, phân bón kém chất lượng không chỉ gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất chân chính mà nguy hại hơn, còn khiến cho cây trồng chậm phát triển, năng suất giảm, gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Vụ mùa năm 2016, gia đình ông Nguyễn An Phượng ở xóm 5 Tiến Thành, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu trồng 6 ha mía. Ông đã mua 3 tấn phân bón tuy nhiên do mua phải phân bón giả nên cây mía của gia đình ông phát triển chậm, năng suất thấp so với các năm trước.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn An Phượng: “Mua phải phân giả, năm ngoái diện tích mía của gia đình chỉ đạt năng suất 60 tấn, chưa năm nào thấp như vậy. Hiện nay gia đình chuẩn bị trồng mía cũng chưa biết chọn loại phân gì, đang rất phân vân.”
Do mua phải phân bón không đảm bảo chất lượng khiến năng suất cây trồng của gia đình ông Phượng chỉ đạt 60%
Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Thế nhưng người nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn khi lựa chọn phân bón cho cây trồng bởi mặt hàng này đang được làm giả, làm nhái hết sức tinh vi và đang bán trôi nổi nhiều trên thị trường.
Lo lắng về diện tích lúa của gia đình vừa mới bón phân, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm 3, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng 3 sào lúa, mua phân bón theo những người xung quanh nên cũng không phân biệt được thật – giả. Đến lúc thu hoạch gia đình tôi mới đánh giá được chất lượng phân bón.”
Người nông dân trước nỗi lo về phân bón giả.
Chỉ tính năm 2016, tại địa bàn 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn, lực lượng quản lý thị trường Nghệ An đã phát hiện gần 14 tấn phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Tiêu hủy và tái chế hơn 100 tấn phân bón không đảm bảo chất lượng.
Năm 2016, lực lượng quản lý thị trường phát hiện và xử lý 14 vụ phân bón giả trên địa bàn 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn.
Nói về phương án kiểm soát chất lượng phân bón, ông Nguyễn Văn Hạnh - Đội Quản lý thị trường số 6 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An cho biết: “Hiện nay đang nước vào mùa vụ, chúng tôi đang tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo không để phân bón giả ra thị trường.”
Bước vàomùa sản xuất mới, siết chặt công tác quản lý thị trường phân bón là việc làm hết sức cần thiết của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người nông dân trong việc sử dụng phân bón theo đúng tiêu chuẩn, giúp người dân hiểu rõ tính năng, tác dụng của từng loại, để tránh thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và những hệ lụy về môi trường và sức khỏe của con người.
Đức An
-
Nghĩa Đàn: Bắt vụ sản xuất phân bón giả số lượng lớn
Công an huyện Nghĩa Đàn vừa bắt cơ sở sản xuất phân bón giả với quy mô lớn tại khu nhà máy bột đá Pu Zơ Lan thuộc Làng Tra - xã Nghĩa Lâm.
-
Canh cánh nỗi lo phân bón giả
Sử dụng phải phân bón giả, kém chất lượng, bên cạnh việc người nông dân phải gánh chịu thiệt hại do sụt giảm năng suất, hậu quả còn nghiêm trọng...
-
Hiến kế “dẹp loạn” phân bón giả
Phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang trở thành vấn nạn, gây bức xúc trong nông nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp. Làm sao để “dẹp loạn” thị trường...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau