Làm gì để chấm dứt tình trạng sản xuất phân bón giả?
Thời gian qua, phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây thiệt hại nặng cho nông dân. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón nhiều nhất cả nước với hơn 490 cơ sở.
Dây chuyền sản xuất phân bón (Ảnh: Báo Công thương)
Để xử lý tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, Ban chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) chọn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm kiểm tra, xử lý, sau đó rút kinh nghiệm để thực hiện trong cả nước.
Tại Bình Chánh, ban chỉ đạo đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm nghiêm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ chấm dứt tình trạng sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Sản xuất phân bón bằng công nghệ cuốc, xẻng, sản xuất phân bón ngay sát cạnh khu dân cư và trường học, phân bón không chất lượng… là những hành vi của một số cơ sở sản xuất phân bón ở huyện Bình Chánh mà Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và lực lượng chức năng thành phố phát hiện và xử lý. Bình Chánh có 56 cơ sở sản xuất thì gần một nửa không có giấy phép sản xuất.
Đáng nói là tình trạng này đã diễn ra một thời gian dài nhưng không được xử lý dứt điểm. Hậu quả là một lượng lớn phân bón không đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường và nông dân là người chịu thiệt hại. Ngay trong dịp tết vừa qua, một số hộ trồng hoa lan ở huyện Bình Chánh và Củ Chi sử dụng phải phân bón giả, kém chất lượng khiến lan không ra hoa.
Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Vừa qua, ở Bình Chánh và Củ Chi có một số trường hợp mua, sử dụng phân bón giả, kém chất lượng, gây thiệt hại. Chúng tôi đang cho thống kê và sẽ phối hợp với Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để xử lý".
Theo quy hoạch của thành phố thì Bình Chánh chỉ có 2 cơ sở sản xuất phân bón, nhưng các bộ, ngành trung ương vẫn “vô tư” cấp phép đến hàng chục cơ sở. Trong đó có nhiều giấy phép do Cục hóa chất của Bộ Công thương cấp. Để chấn chỉnh những vi pham và sai phạm trong cấp phép, các trường hợp sản xuất không phép, thành phố sẽ đình chỉ hoạt động của các cơ sở này. Tuy nhiên, Cục hóa chất của bộ Công thương lại kiến nghị cho các cơ sở này bổ sung hồ sơ để tiếp tục tồn tại.
Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn ra ở TP HCM (Ảnh minh họa: KT)
Bức xúc về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan, ủy viên Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) cho rằng, sản xuất trái phép nếu đủ yếu tố cấu thành về tội phạm thì công an phải xem xét, xử lý.
Thời gian qua, công tác phòng chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa hiệu quả là do sự phối hợp giữa thành phố với các bộ, ngành trung ương chưa chặt chẽ. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn coi nhẹ, buông lỏng lãnh đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực phân bón. Quy định của pháp luật trong công tác này còn chồng chéo, khó kiểm soát. Đặc biệt là Bộ Công thương, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đến 90% phân bón trên thị trường, chưa có thể hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình.
Ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia 389 đề nghị xử lý nghiêm hành vi bao che, nó có rồi, tồn tại bao năm không làm được.
Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận trách nhiệm trong việc quản lý sản xuất phân bón chưa chặt chẽ. Thành phố kiên quyết sẽ thiết lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn. Tránh để tình trạng các ngành chức năng tập trung làm mạnh ở nơi này, các cơ sở này sẽ di chuyển sang địa bàn khác tiếp tục hoạt động. Thành phố cũng giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành và các địa phương để đến cuối năm 2017 sẽ chấm dứt tình trạng sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Cở sở nào không có giấy phép sản xuất sẽ đình chỉ hoạt động. Thành phố cũng chuẩn bị khởi tố một số doanh nghiệp vi phạm để răn đe. Các cơ quan chức năng không chỉ tập trung kiểm tra các cở sở sản xuất mà cả các cơ sở kinh doanh phân bón ở 24 quận, huyện.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nếu để ra tình trạng sản xuất phân bón không phép, kém chất lượng xảy ra trên địa bàn mà địa phương không biết sẽ thì cấp ủy, chình quyền sẽ chịu trách nhiệm với thành phố.
Phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang ảnh hưởng trực tiếp và gây hậu quả lớn cho sản xuất nông nghiệp. Ngăn chặn được tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng trước hết là để nông dân an tâm sản xuất, sau đó là đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp chân chính trong lĩnh vực này.
-
Đăk Lăk: Phân bón kém chất lượng vẫn tràn lan
Mặc dù các lực lượng chức năng đã không ngừng kiểm tra, kiểm soát nhưng tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn “tuồn” ra thị trường và diễn biến phức tạp.
-
Tp. HCM: Phân bón giả vẫn hoành hành
Quản lý chồng chéo, phối hợp xử lý không đồng bộ, đặc biệt kiểm soát địa bàn không chặt chẽ,… tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón không phép hoạt động ngang nhiên
-
Hiến kế “dẹp loạn” phân bón giả
Phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang trở thành vấn nạn, gây bức xúc trong nông nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp. Làm sao để “dẹp loạn” thị trường...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau