Kỹ thuật xây dựng vườn trồng cây lê
1. Xây dựng hệ thống đường giao thông
a) Công tác chuẩn bị
- Máy móc, thiết bị làm đường
- Dụng cụ thủ công hỗ trợ xây dựng đường như cuốc, xẻng, xà beng, cáng đất…số lượng máy móc thiết bị dụng cụ vật tư tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia.
- Bản thiết kế mẫu đường giao thông.
b) Các bước tiến hành
- Xây dựng các loại đường trong khu trồng cây lê:
+ Đường trục chính: 4 - 6 m
+ Đường lên đồi: 3,0 - 4,0m
+ Đường giao thông giữa các đồi, các lô: rộng 2,5 - 3,0m
+ Đường trong lô, đường chăm sóc cây: rộng 0,6m.
2. Xây dựng lô, hàng cây trong vườn trồng cây lê
a) Phát dọn thực bì
- Tất cả những vùng đồi đang trồng cây lâm nghiệp hay đang bỏ hoang, nếu chuyển sang trồng cây lê thì phải phát dọn thực bì , đánh gốc cây rừng. Nếu điều kiện cho phép thì san ủi tạo mặt phẳng tương đối để công việc thiết kế vườn diễn ra thuận lợi.
- Những nơi đất dốc không cày được cũng phải dẫy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề tạo bề mặt tương đối phẳng rồi mới tiến hành đào hố trồng cây.
- Những nơi đất không quá dốc hoặc bằng sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể cày bừa qua một lượt để tạo cho vườn sạch cỏ, tơi xốp hạn chế sự thoát hơi nước do lớp thực bì bị phát quang.
b) Xây dựng lô, hàng
- Công việc đòi hỏi người thiết kế phải có những kỹ năng nhất định về giao thông, thuỷ lợi và nông nghiệp. Sẽ khó khăn hơn khi phải thiết kế vườn ở những vùng đất trũng hay đất dốc đồi núi dốc. Trên phương diện kỹ thuật nông nghiệp, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Kỹ thuật xây dựng vườn lê mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Bảo đảm tưới tiêu thuận lợi, chống xói mòn, bảo vệ đất, ưu tiên dành đất tốt để trồng trọt, diện tích đất trồng trọt luôn luôn chiếm 80% diện tích đất tự nhiên.
+ Diện tích lô trồng cây lê phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của vườn cây lê.
3. Xây dựng hệ thống chống xói mòn cho vườn trồng lê
a) Chuẩn bị
- Bản thiết kế kỹ thuật hệ thống chống xói mòn
- Cuốc, xẻng, xà beng: Số lượng tuỳ theo số người tham gia
- Thước chữ A: Cấu tạo thước chữ A gồm ba thanh tre gỗ hoặc tre và một dây dọi.
b) Xây dựng hệ thống chống xói mòn trong trường hợp đất dốc 5 - 10o
* Xác định khoảng cách các hàng cây trong vườn theo thiết kế
- Mỗi loài cây trồng có mật độ khoảng cách trồng khác nhau, vì vậy khoảng cách hàng cây trong vườn trồng tuỳ thuộc vào trồng cây gì đã được đưa vào bản thiết kế vườn.
* Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.
- Đường đồng mức là những đường vành đồi song song với mặt nước biển, hay nói cách khác là những điểm nằm trên đường đồng mức và có độ cao bằng nhau so với mặt nước biển.
- Nguyên tắc: Vạch đường đồng mức từ đỉnh đồi xuống chân đồi và từ phía đồi dốc sang phía đồi thoải.
- Cách vạch đường đồng mức:
+ Cố định một chân thước chữ A tại một điểm thích hợp của đường đồng mức đầu tiên cao nhất, sau đó dịch chuyển lên hoặc xuống chân còn lại sao cho dây dọi rơi vào điểm giữa thanh ngang, dùng cọc đánh dấu vị trí của chân thước đó.
+ Tiếp tục làm như vậy tới đầu kia của đồi hoặc đến khi gặp lại điểm đầu tiên nếu là đường chạy vòng quanh đồi.
+ Làm đất theo đường đồng mức: Trồng cây phân xanh giữ nước hoặc những cây có khả năng chống xói mòn.
* Xây dựng hệ thống xói mòn trong trường hợp dốc >10o
- Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.
- Làm băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ nước ở mép bờ.
4. Xây dựng đai rừng chắn gió cho vườn trồng lê
a) Loại cây làm đai rừng chắn gió
- Có rất nhiều cây có thể sử dụng làm đai rừng chắn gió. Các cây làm đai rừng phòng hộ phải có đặc điểm:
+ Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai vùng sản xuất
+ Cây sinh trưởng nhanh, khoẻ, có bộ tán dày.
+ Cây làm đai rừng phòng hộ không được là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây trồng chính.
+ Cây làm đai rừng phòng hộ có thể là các loại cây như mít, chay, nhãn, lê, xoài…hay những cây lâm nghiệp như bạch đàn, bồ kết, keo lá chàm… những cây cố định đạm cho đất như Keo tai tượng, cây keo dậu, cây cốt khí…
b) Phương pháp xây dựng
- Xác định vị trí của các đai rừng theo thiết kế kỹ thuật
- Tiến hành trồng cây vào các vị trí đã xác định. Kỹ thuật trồng cây làm đai rừng chắn gió giống như kỹ thuật trồng cây ở vườn cây lê.
5. Xây dựng hệ thống tưới tiêu cho vườn trồng lê
- Có nhiều kiểu hệ thống tưới tưới khác nhau từ đơn giản đến hiện đại. Tuỳ vào khả năng đầu tư và điều kiện tự nhiên mà xây dựng hệ thống tưới tiêu cho thích hợp.
a) Công tác chuẩn bị
* Dụng cụ
- Dụng cụ đào đất: Cuốc, xẻng, xà beng
- Dụng cụ xây dựng: Bay xây, xô đựng vữa, thùng gánh nước…
- Dây và cọc tiêu định hướng
- Chuẩn bị dụng cụ nhiều hay ít phụ thuộc vào số người tham gia
* Vật tư
- Gạch, cát, vôi, xi măng xây dựng …số lượng cụ thể tuỳ thuộc vào kế hoạch xây dựng
* Điều kiện cần thiết khác
- Hệ thống điện bơm nước
- Nhân lực
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước trong vườn cây lê.
b) Các bước tiến hành
- Dùng dây và cọc tiêu định hướng theo sơ đồ thiết kế.
- Đào mương theo hướng dẫn trong bản thiết kế.
- Xây bê tông một số điểm hoặc toàn bộ hệ thống tưới.
-
Đặc điểm thực vật học của cây mận
Mận thuộc loại thân gỗ nhỡ, cành mảnh dẻ, tán xòe rộng, sức nảy chồi mạnh, hàng năm ra lộc 2-3 lần vào vụ xuân, vụ hè là chính...
-
Một số giống mận có giá trị kinh tế cao được trồng tại Việt Nam
Những giống mận của nước ta có chất lượng cao, được ưa chuộng, có thể sản xuất thành hàng hóa cho cả nội tiêu và xuất khẩu là: Mận hậu, mận Tam Hoa,...
-
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mận đạt hiệu quả kinh tế cao
Mận có thể trồng được vào hai vụ trong năm: vụ xuân trồng vào tháng 2, tháng 3, vụ thu trồng vào tháng 8, tháng 9 dương lịch...
-
Tìm hiểu đặc điểm thực vật học của cây lê
Cây lê là cây ăn quả thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm. Cây lê ở điều kiện tự nhiên bình thường, không có tác động các biện pháp kỹ thuật trồng trọt có thể sống...
-
Tìm hiểu về đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng của cây lê
Cũng giống như hầu hết các loại cây ăn quả khác, ánh sáng là “chìa khóa” để tối đa hóa sản lượng quả lê. Chọn khu vực trồng cây lê có nhiều ánh sáng...
-
Kỹ thuật thiết kế vườn trồng cây lê
Vườn quả có khả năng duy trì và bảo vệ đất trồng trọt, tạo thuận lợi cho sự phát triển quần thể các giống và loài, bảo vệ lẫn nhau trong các điều kiện môi trường sinh thái bất lợi...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà