Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây rau ngổ
1. Đất trồng, bón phân trước khi trồng cây rau ngổ
Rau ngổ thích sống ở ruộng nước, trong ao hồ... nên đất cần cho rau ngổ là đất ao hồ, có nhiều bùn, chất hữu cơ và luôn luôn có nước. Vì vậy đất cần được cày bừa, sục bùn, nhặt sạch cỏ. Nếu đất đã tốt, không cần bón thêm phân chuồng nhưng nếu đất vụ trước đã trồng trọt và khai thác nhiều, nên bón thêm 15-20 tấn phân chuồng hoai, 200-300kg phân lân, 400-500kg tro bếp cho 1 ha. Trộn đều đất, chia ao hay ruộng ra thành các băng rộng 1,2-1,4m.
2. Trồng cây rau ngổ như thế nào?
Tuy rau ngổ có hoa, có hạt nhưng trong thực tế rau ngổ thường được trồng bằng phương pháp vô tính vì dễ trồng và nguồn giống cũng sẵn. Cắt các ngọn rau ngổ dài 20-25cm đem cấy lên các băng đất đã làm sẵn như cây rau cần, rau muống. Cấy xong, giữ trong ruộng một lớp nước mỏng 5-7cm để rau ngổ dễ bén rễ. Cây rau ngổ cần có một lượng nước lớn nên nếu thiếu nước cây hô hấp mạnh, sinh trưởng chậm, năng suất thấp.
3. Chăm sóc, bón phân và thu hoạch cây rau ngổ
Sau khi trồng 7-10 ngày, rau ngổ đã đâm chồi, vươn lá, lúc đó cần bón thêm phân đạm hay nước rửa chuồng heo, bò, nước tiểu hoai (nếu có) pha loãng hoặc không cần, bón trực tiếp vào ruộng vì ruộng luôn luôn có nước. Rau ngổ rất cần kali nên sau khi mưa hay lúc có sương nên bón tro bếp cho rau ngổ, lượng bón không hạn chế.
Rau ngổ trồng như vậy sau 25-30 ngày đã có thể thu hoạch được. Nếu cần dùng hay bán ít, có thể cắt tỉa cành tốt, cắt gần sát gốc. Nếu ruộng rau tốt đều cần bán đại trà, nên dùng dao sắc cắt từng băng một, cắt sát gốc hoặc nếu có lớp nước nên cắt phần trên mặt nước 3-5cm. sau đó, cần bón thúc tro bếp, nước phân chuồng, phân đạm hóa học khoảng 1kg ure cho 100m2. Cứ sau 7-10 ngày bón lại 1 lần.
Chú ý trước khi cắt 1 tuần không nên bón phân chuồng, nước rửa chuồng, nước giải hay phun xịt hóa chất lên ruộng rau. Rau ngổ nếu đủ nước, đủ phân, cứ sau 20-25 ngày có thể cắt lại lứa thứ 2. Thu hoạch xong lại chăm sóc, sau đó lại thu hoạch cho đến khi năng suất đã giảm còn 70-80% đợt thu hoạch trước đó, có thể phá bỏ để làm đất luân canh cây khác hay cho đất nghỉ khoảng nửa tháng rồi chuẩn bị trồng lại vụ khác.
-
Phương pháp bón phân cho rau sạch, rau an toàn
Đặc điểm chung của các loại phân bón, nguyên tắc bón phân cho rau sạch, kỹ thuật ủ phân từ rác sinh hoạt và các phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ bón cho cây trồng...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây rau mùi
Rau mùi dễ trồng, ưa đất xốp, nhiều mùn. Không thích hợp với đất quá phèn hay quá mặn: Đất và phân bón cho cây rau mùi, làm đất nhỏ, tơi xốp, xử lý thuốc trừ kiến, trừ mối...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây rau tía tô
Tía tô có thể trồng được quanh năm trên đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, ẩm, thoát nước tốt, hơi kiềm. Nên trồng xen canh với cây họ đậu. Cày bừa, phơi ải, đập nhỏ...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà