Kỹ thuật phục hồi vườn cà phê sau thu hoạch

Cây trồng liên quan: Cây cà phê

Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm, được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Vào những năm gần đây cà phê được xuất khẩu sang các nước trên thế giới với số lượng lớn. Chính vì vậy, việc chăm sóc cây cà phê là rất quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng của cây. Đặc biệt khi cây sau thu hoạch là thời điểm cây dễ bị tổn thương nhất, bởi cây mất sức quá nhiều, cần thời gian phục hồi. Để cây có thể phục hồi nhanh chóng, tránh tình trạng cây bị suy kiệt, giảm năng suất vụ mùa tới thì việc chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch là hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây, Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch giúp cây đạt năng suất cao cho vụ mùa tới.

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch

1. Cắt tỉa cành cho cây cà phê sau thu hoạch

- Mục đích cắt tỉa cành

+ Sau khi thu hoạch là thời kỳ cây rễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là thời điểm sau 1 tuần trở đi. Chính vì vậy, việc cắt tỉa cành cho cây là rất quan trọng, giúp cây tạo độ thông thoáng, cây tập chung dinh dưỡng để phục hồi lại cho cây.

+ Việc cắt tỉa cành sẽ giúp cây phát triển các cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Tỉa cành tạo tán cho cây cà phê giúp cây được cân đối đồng đều, tạo độ thông thoáng, ánh sáng có thể phân bố đều vào các cành và giúp dễ chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt là hạn chế được sâu bệnh hại tấn công.

- Thời điểm cắt tỉa cành hợp lý nhất

+ Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây cần được thực hiện ngay sau thời điểm cây thu hoạch xong khoảng từ 10-20 ngày. Việc cắt tỉa cành, tạo tán cho cây cần được thực hiện vào những ngày nắng ráo, nhiệt độ không được quá thấp hoặc quá cao trên 35oC.

- Chọn cành để cắt tỉa

+ Việc thực hiện cắt tỉa cành cần chọn lựa những cành yếu, cành khô, già, cành bị sâu bệnh hại tấn công.

+ Những cành bị sị dạng, còi cọc, không cho quả, hoặc những cành sát đất nên tỉa bỏ để tạo độ thông thoáng cho gốc cây.

Cắt tỉa bớt những cành già, cành yếu, cành không cho quả

Cắt tỉa bớt những cành già, cành yếu, cành không cho quả trên cây cà phê

+ Cành tăm, cành nằm trong tán bị che khuất, cành mọc ngược, các cành chồi vượt, hay những cành dày chen nhau trên cùng 1 đốt

+ Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.

- Khi cắt tỉa cành cần chú ý đến việc chọn lựa dụng cụ cắt cho phù hợp, sử dụng lưỡi cưa, dao, kéo cắt cành chuyên dụng và sắc bén. Không nên để vết cắt bị dập, hoặc xước vết cắt sẽ khiến cho vết cắt bị tổn thương nặng và dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Xem thêm: Kỹ thuật cắt tỉa cà phê hiệu quả

2. Dọn vệ sinh đồng ruộng cho vườn cà phê

- Sau khi cắt tỉa cành cho cây cà phê xong nên dọn dẹp sạch khu vườn cà phê, thu gom những cành cắt tỉa mang ra khỏi vườn để tiêu hủy, tránh lây lan bệnh sang cây và là nơi chú ngụ của các loài sâu bệnh hại cây.

- Sử dụng cuốc xới xáo cỏ xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán, những phần cỏ bên ngoài nên cắt bớt xuống cho thấp lại, để cho khu vườn được quang sạch. Nên để lớp cỏ thấp khoảng 3-4cm xung quanh vườn để giúp đất được giữ ẩm.

Dọn vệ sinh đồng ruộng xung quanh gốc cây cà phê

Dọn vệ sinh đồng ruộng xung quanh gốc cây cà phê

- Sau khi dọn sạch khu vườn nên phun thuốc phòng các dịch bệnh cho vườn bằng các thuốc gốc đồng hoặc vôi bột. Ở những vết cắt của cây cà phê sử dụng dung dịch đồng hoặc nước vôi quét vào để bảo vệ vết cắt khỏi sâu bệnh hại tấn công cây.

3. Bón phân cho cây cà phê hồi sức

- Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê sau thu hoạch là thời điểm vô cùng quan trọng đối với cây. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, “thức ăn” cho cây và giúp cây nhanh chóng được phục hồi sức khỏe.

- Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tập chung toàn bộ dinh dưỡng tích trữ cho quả, hạt. Chính vi vậy, cây sau khi thu hoạch xong sẽ mất đi phần lớn các chất dinh dưỡng làm cây suy kiệt và không đủ dinh dưỡng nuôi cây tiếp. Vì thế ở thời điểm này cần bón phân cho cây kịp thời để giúp cây phục hồi và chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau.

- Lúc này, nên sử dụng các dòng phân hữu cơ, phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục đã qua xử lý bằng nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây. Giúp cây có thể nhanh chóng được hấp thu dinh dưỡng và giúp đất được tơi xốp hơn, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất, hạn chế được các sâu bệnh hại, các tuyến trùng gây hại trong đất phát triển.

Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3)

Xem thêm - Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) 

- Việc bón phân bà con cần chú ý đến không nên rải phân hoặc bón trực tiếp, sát gốc, mà nên bón phân xung quanh gốc cách gốc khoảng 15-20cm. Có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón và tạo rãnh xung quanh theo hình mép tán cây cà phê để bón phân. Đào rãnh dựa vào tán cây, tán lan rộng đến đâu thì nên tạo rãnh bón phân tới đấy, chiều sâu khi tạo rãnh khoảng 30-40cm, rộng 30cm. Tạo rãnh để bón phân cho cây nhằm giúp khi bón phân không bị rữa trôi và có thời gian giúp chuyển hóa dần các chất dinh dưỡng để cây có thể dễ hấp thụ.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây cà phê

- Đối với lượng bón phân cho cây cà phê, còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của cây và phụ thuộc vào độ dinh dưỡng có trong đất để bón phân cho cây với lượng phân phù hợp. Cần điều chỉnh cân đối lượng phân để giúp cây có thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, vừa tiết kiệm được chi phí và công chăm sóc, vừa đảm bảo được đủ dinh dưỡng cho cây.

- Nếu bà con sử dụng các loại phân vi sinh, hoặc phân bón hữu cơ sinh học nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Khi sử dụng các loại phân này không nên bón kết hợp với phân hóa học hay các thuốc BVTV bởi lúc này các chất hóa học sẽ làm chết các vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ, làm giảm tác dụng của phân, đồng thời làm tốn kém chi phí.

Xem thêm: Nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho cây cà phê

4. Cung cấp nước tưới cho cây cà phê sau thu hoạch

- Cung cấp nước cho cây cà phê sau thu hoạc là rất quan trọng cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa và cho ra hoa đồng loạt. Khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa ở dạng mỏ xẻ hoặc đầu nụ nhú trắng thì tiến hành tưới nước cho cây.

- Khi tưới nước cho cây cà phê cần chú ý không nên tưới quá sớm hoặc quá muộn sẽ làm ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước cho cây lần 2 cách lần 1 khoảng 22-27 ngày.

+ Nếu tưới nước cho cây sớm quá sẽ khiến cây không tập chung vào phân hóa mầm hoa, lúc này cây sẽ tập chung vào chồi và lá non phát triển. Chính vì vậy, khiến cây nở hoa không đồng đều, quả chín rời rạc không tập chung.

+ Nếu tưới nước muộn cho cây sẽ khiến cho cây rơi vào tình trạng thiếu nước, không đủ nước cung cấp để giúp phân hóa mầm hoa, khiến giảm năng suất đậu quả và chất lượng bị giảm xuống.

Ngoài việc cung cấp đúng thời điểm nước cho cây, cần chú ý đến lượng nước tưới đầy đủ cho cây. Tùy thuộc vào thành phần cơ giới của đất mà cần có lượng nước tưới phù hợp cho cây, đối với đất nặng cần tăng lượng nước cho cây, đất thịt nhẹ, giữ ẩm thì lượng nước tưới cần ít hơn. Lượng nước vừa đủ tưới cho cây thẩm thấu là 50cm, trong phạm vi rễ cây hoạt động.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây cà phê sau thu hoạch

Việc phòng sâu bệnh hại tấn công cây cà phê cần chú ý, thường xuyên kiểm tra vườn và theo dõi. Sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê như rỉ sắt, đốm mắt cua, bọ xít, rệp vẩy, đặc biệt là rệp sáp. Khi bệnh còn nhẹ có thể phun thuốc phòng bệnh bằng các thuốc sinh học hoặc các chế phẩm thuốc trừ sâu bằng thảo mộc cho cây để đảm bảo sức khỏe cho cây trồng.

Phun thuốc phòng trị bệnh trên cây cà phê

Phun thuốc phòng trị bệnh trên cây cà phê

Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc BVTV bà con có thể sử dụng: Phun Fastac 5EC, Motox 2.5 EC, Butal 10WP.. trị rệp sáp; Phun Cypermap 10EC, Supertac 500EC.. trị bọ xít; Phun Binhmor 40EC.. trị rệp vẩy; Phun Anvil 5SC, Carbenzim 500FL để trị bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua

Xem thêm: Sâu bệnh hại cây cà phê

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status