Kỹ thuật bón phân cho cây dược liệu
Muốn tăng độ phì nhiêu, tơi xốp đất, cần phải bón phân. Cây thuốc đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng để phát triển ra hoa, củ, quả... Cần bón đầy đủ cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, Cl) và các nguyên tố vi lượng (Cu, Mn,...).
- Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân bắc ủ hoai mục, phân xanh, bèo dâu, điền thanh... dều thích hợp cho cây thuốc có tác dụng lâu dài cho cây. Bón phân hữu cơ có tác dụng lâu dài cho cây. Có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ tơi xốp cho đất, rất phù hợp cho cây sinh trưởng tốt, đặc biệt là cây lấy củ. Bón lượng 20 - 30 tấn/ha, dược liệu sẽ có tỷ lệ nước thấp, tích lũy chất khô cao.
- Phân vô cơ: Bổ sung cho cây những yếu tố mà phân hữu cơ còn thiếu hoặc ở dạng khó hấp thu.
+ Lân: giúp cây tạo các mô, bộ rễ phát triển.
+ Đạm: giúp cây tăng trưởng nhanh, hồi xanh.
+ Kali: xúc tiến quá trình hình thành tinh bột, tăng khả năng chịu rét, chống chịu sâu bện, tăng khả năng hấp thu đạm của cây.
- Vôi bột: cung cấp Ca cho cây, giúp cây chuyển hóa các chất dinh dưỡng về cơ quan dự trữ, cân bằng yếu tố dinh dưỡng trong đất. Thiếu Ca rễ phát triển kém hoa rụng sớm. Ngoài ra cải tạo đất, khủ chua cho đất, có thể không bón vôi nếu đất không chua.
Cách bón phân (lượng bón 1ha):
- Khi lên luống cần có sẵn phân chuồng hoai mục để bón lót. Khoảng 20 - 30 tấn.
- Tùy theo từng cây, dùng thêm phân hóa học: Lân Supe 200 - 300 kg, Kali Clorua 100 - 150 kg, số phân trên thường dùng 1/3 - 1/2 để bón lót, phần còn lại dùng để bón thúc.
Đối với cây có củ dùng tro bếp với phân chuồng trộn đất mùn để bón rất tốt.
Lưu ý: Muốn cây phát triển tốt, cần phải tưới và bón thúc như sau:
- Dùng phân chuồng hoai mục (3 - 5 tấn ngâm nước) tưới thúc.
- Với cây lấy thân, hoa, lá phân hữu cơ pha loãng tưới trong thời gian sinh trưởng, cây chớm nụ thì ngừng bón. Lúc đầu pha loãng sau tưới đặc.
- Với cây lấy rễ củ, thì dùng phân hoai mục bón còn phân hóa học, phân đạm sunphat dùng bón thúc cho cây. Khi củ bắt đầu hình thành thì ngừng bón. Với cây có thời gian sinh trưởng dài bón thúc phải bón làm nhiều đợt.
-
Biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây dược liệu
Cây thuốc trồng ở nước ta có nhiều loại, với thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, do đó sự diễn biến của sâu, bệnh hại cũng phức tạp.1 số sâu bệnh hại phổ biến và biện pháp phòng trừ...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu
Cây dược liệu là loại cây trồng có giá trị quan trọng hàng đầu và là tài sản quý giá mà thiên nhiên ưu đãi, vì vậy chúng tôi xin đưa ra kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây dược liệu như sau:
-
Kỹ thuật thu hái cây dược liệu
Thu hái cây thuốc là một khâu có tầm quan trọng nhất trong quá trình trồng cây để mà đạt được số lượng dược liệu nhiều, lại có chất lượng cao hiệu quả kinh tế tốt chúng bị phụ thuộc vào những nguyên tắc sau:
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô