Hiện tượng khô mắt cua trên cây sầu riêng và biện pháp khắc phục
Sầu riêng là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên việc trồng và chăm sóc sầu riêng để nâng cao năng suất, chất lượng quả không phải việc dễ thực hiện. Một trong các giai đoạn để quyết định đến năng suất, chất lượng quả có giai đoạn mắt cua. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về hiện tượng khô mắt cua trên cây sầu riêng.
1. Nguyên nhân gây khô mắt cua trên cây sầu riêng?
- Do thời tiết sáng nắng chiều mưa >> biên nhiệt độ, ẩm độ thay đổi, không thích hợp với sinh trưởng phát triển, ra hoa của cây sầu riêng >> hiện tượng sốc cây >> khô mắt cua trên cây sầu riêng.
- Việc cần làm lúc này là thoát nước cho cây để tạo sự thông thoáng cho cây, sau đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý cây.
2. Biểu hiện khô mắt cua trên cây sầu riêng
- Tùy vào cây mà mắt cua sẽ có các biểu hiện như mắt cua bị thụt, chết, có màu đen, không phát triển, tỷ lệ hoa rụng nhiều, nếu cho trái thì trái sẽ bị lép, méo trái.
Khô mắt cua trên cây sầu riêng
3. Biện pháp khắc phục hiện tượng khô mắt cua trên cây sầu riêng
- Đối với rễ:
+ Sau khi thoát nước cho rễ, có thể tiến hành dùng bộ kích rễ Combo 01- Siêu kích rễ để hỗ trợ kích rễ cho cây. Liều lượng sử dụng 1ml/ 3-5L nước để tưới hoặc phun. Lưu ý nên tưới hoặc phun vào buổi chiều mát.
Xem thêm >> Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế) |
+ Ức chế sự hấp thu đạm của cây bằng việc lựa chọn các dòng phân bón NPK có chứa kali cao như 7-55-44. Liều lượng sử dụng là 2-3g/L nước.
- Đối với mắt cua:
+ Trường hợp mắt cua mới nhú: Tiến hành phun KNO3 với nồng độ 5-10g/L nước để kích thích cho mắt cua phát triển. Tùy vào sức khỏe của cây, đất trồng có thể điều chỉnh phun từ 1-2 lần.
+ Trường hợp mắt cua đang phát triển: Lựa chọn các dòng sản phẩm phun qua lá như GA3 và Amino acid. Liều lượng phun GA3 10ppm+Amino acid 2ml/L nước.
- Đối với lá:
+ Trường hợp cây chưa dở bạt, mắt cua mới nhú: Tiến hành phun MKP liều lượng 1.5kg/200L nước.
+ Trường hợp cây đã dở bạt, mắt cua đã phát triển, cây đã đi đọt, cơi lá phát triển bình thường: Sử dụng Combi 01 (1g/8L)+NPK 10-50-10 (2g/L).
+ Trường hợp cây đã dở bạt, cây đã đi đọt, cơi lá yếu có rớt lá: Tiến hành phun Amino acid (1-2ml/L)+Canxi Nitorat (2ml/L).
- Biện pháp canh tác: Có thể giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm cho vườn bằng cách phun nước cho vườn trước 1 giờ khi nhiệt độ lên cao.
Xem thêm >> Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ ra hoa – mắt cua
4. Phòng ngừa bệnh trong giai đoạn mắt cua
- Thường xuyên kiểm tra vườn để có các biện pháp phòng và điều trị bệnh cho cây. Có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trị bệnh thán thư được khuyến cáo như: Anvil 5SC (500ml/200 L nước), ProThiram 80WP (500gr/200L nước).
Xem thêm >> Sâu bệnh hại Cây sầu riêng
Mong rằng những thông tin hữu ích với bạn đọc. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
-
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ ra hoa – mắt cua
Cây sầu riêng giai đoạn ra hoa là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất và đậu quả của cây sầu riêng.
-
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ
Sầu riêng ruột đỏ là loại cây trồng mới đang gây sốt tại thị trường nông sản Việt Nam. Khác với những trái sầu riêng ruột vàng, sầu riêng có múi màu đỏ có mùi đặc trưng, thơm ngon rất được ưa chuộng.
-
Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng-Nông dân hỏi Chuyên gia trả lời
Nông dân sầu riêng hỏi-Chuyên gia trả lời? GS.TS Trần Văn Hâu-Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ? Chuyên gia trái cây nghịch mùa-Trần Văn Hâu? Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô