Gỉ sắt đay
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện gây hại ở các vùng đay ven sông, nhất là những năm nước lớn đay bị ngập.
1. Triệu chứng bệnh
- Bệnh thường xuất hiện trên bẹ đay tạo ra những mụn loét sần sùi trên vỏ, thân hay còn gọi là bệnh cóc.
- Bệnh làm nát bó sợi, bẹ đay bóc bị đứt đoạn, vỏ đay khô đét khó bóc, cây sinh trưởng kém, úa vàng, dễ bị gẫy đổ.
2. Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
- Nấm gây bệnh gỉ sắt đay Melampsora liniperda Palm.
- Các mụn loét trên cây hình thành nhiều ổ bào tử hạ. Bào tử hạ hình cầu hoặc hình tròn, màu vàng nâu, có nhiều lỗ mầm, bề mặt có gợn gai nhỏ.
- Bào tử hạ lan truyền nhờ gió, nước, không khí. Đây là nguồn bệnh lan truyền chủ yếu trên đồng ruộng. Nấm có tính chuyên hóa hẹp.
- Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển khoảng trên 20 độ. Phát sinh mạnh trong mùa hè trên những ruộng đay thấp, trũng, dễ bị ngập nước vùng đất bãi ven sông.
3. Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn tàn dư cây bệnh ngay sau khi thu hoạch đem đốt, hoặc chôn sâu kết hợp với cày bừa thật kỹ.
- Gieo trồng sớm ở vùng đay bãi ven sông, và tránh trồng đay ở nơi đất quá trũng thấp, dễ ngập nước trong mùa mưa.
- Cần bón N, P, K cân đối không nên bón đạm đơn thuần quá nhiều.
- Có thể phun Anvil 5EC (30 - 100 g a.i/ha), hoặc bayleton 25EC (WP) liều lượng (0,3 - 0,4 kg/ha)
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng