Đen ruột, bệnh dứa

Cây trồng bị hại: Cây mía
Tên khoa học: Ceratostpmella paradoxa (Hohn) Dode

Triệu chứng của bệnh đen ruột mía, bệnh dứa Ceratostpmella paradoxa (Hohn) Dode

Bệnh đen ruột mía, bệnh dứa (Ceratostpmella paradoxa (Hohn) Dode

+ Trên hom: Đầu tiên ở đầu cắt của hom có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, trên đó mọc ra lớp mốc đen như than.

+ Trên thân: Nấm xâm nhập vào ruột mía làm đen thối, có mùi dứa nhẹ. Nấm xâm nhập qua vết thương, phát triển mạnh ở nhiệt độ 13-14OC và thích hợp nhất ở 28OC, pH thích hợp nhất 5,5 – 6,3.Giống mía có hom trồng nảy mầm mạnh và tốc độ nảy mầm nhanh là ít bị bệnh.Những ruộng mía trồng liên tục không luân canh với cây trồng khác, chu kỳ để gốc kéo dài, đất thịt bí nước hoặc các điều kiện làm hom mía nảy mầm yếu sẽ bị bệnh năng hơn.Mầm bệnh tồn tại rất lâu (4 năm) trong mô cây mía, hom giống và ở trong đất.

Tác nhân gây bệnh đen ruột mía, bệnh dứa Ceratostpmella paradoxa (Hohn) Dode

Do nấm Ceratostpmella paradoxa (Hohn) Dode. Bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ hom trồng, mía con và thời kỳ sắp thu hoạch. Ở hom trồng làm giảm tỉ lệ nảy mầm, mầm mía mọc yếu hoặc chết, ở thời kỳ sắp thu hoạch làm ruột mía bị thối đen ảnh hưởng đến phẩm chất.

Biện pháp phòng trừ bệnh đen ruột mía, bệnh dứa Ceratostpmella paradoxa (Hohn) Dode

+ Chọn hom giống khoẻ mạnh và sạch bệnh để trồng. Xử lý hom giống trước khi trồng bằng nước vôi 3% trong 24 giờ hoặc dung dịch CuSO4 1-2% (phèn xanh) ngâm trong 30 phút hoặc trong nước nóng 52-54OC trong 20 phút.

+ Trồng trên đất cao thoát nước tốt, vun luống cao, trồng đúng thời vụ (nên trồng lúc nhiệt độ đất 21OC trở lên để mía mọc mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, bệnh khó phát sinh.

+ Bón phân đầy đủ, tránh gây vết thương khi chăm sóc.

+ Ở những ruộng trồng bị bệnh nặng nên trồng luân canh với cây họ đậu trong vài năm.

+ Khi bệnh xuất hiện nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu huỷ, rắc vôi vào chổ cây bệnh. Vệ sinh vườn mía, tiêu huỷ tàn dư trên ruộng mía sau khi thu hoạch.

Nguồn: camnangcaytrong.com tổng hợp
DMCA.com Protection Status