Công nhận phân bón lưu hành ở Việt Nam - Tải về Nghị định 108 về Quản lý phân bón (bản Word)
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, ngày 20/9/2017 quy định các nguyên tắc chung công nhận phân bón lưu hành ở Việt Nam...
Một bạn đọc xin hỏi chuyên mục Luật sư của bạn về việc lưu hành phân bón tại Việt Nam. Luật sư xin trả lời như sau:
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, ngày 20/9/2017 quy định:
Điều 6: Nguyên tắc chung về công nhận phân bón lưu hành
1. Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.
3. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 01 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón đăng ký.
Điều 7: Phân bón không được công nhận lưu hành hoặc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Phân bón không được công nhận lưu hành
a) Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan;
b) Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
c) Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.
2. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
a) Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
b) Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành;
c) Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
Điều 8: Hình thức công nhận phân bón lưu hành
1. Công nhận lần đầu
a) Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
b) Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
c) Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.
2. Công nhận lại
a) Phân bón hết thời gian lưu hành;
b) Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
c) Chuyển nhượng tên phân bón;
đ) Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.
Các trường hợp công nhận lại quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.
Download Nghị định 108 về Quản lý phân bón (bản pdf)
Download Nghị định 108 về Quản lý phân bón (bản word)
Download Phụ lục Nghị định 108 về Quản lý phân bón (bản word)
-
Phân bón lót là gì? phân bón thúc là gì? loại phân bón và lượng bón?
Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm. Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và...
-
Phân bón là gì? tại sao phải sử dụng phân bón?
Phân bón là gì? tại sao phải sử dụng phân bón? phân loại phân bón? thế nào là bón phân theo cây, theo đất? ý nghĩa của việc bón phân cân đối hợp lý đến việc kháng bệnh của cây trồng?
-
Phân bón là gì, các khái niệm cơ bản, phân loại phân bón theo NĐ 108/2017/NĐ-CP
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng...
-
Bán phân bón phải có chứng nhận chuyên môn
Người trực tiếp bán phân bón phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn; tăng mức phạt tối đa lên 7 lần và nếu cần sẽ tước giấy phép cơ sở vi phạm...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau