Cách ủ phân hữu cơ từ rơm rạ
Hiện nay, xu hướng canh tác bằng phân hữu cơ đang được nhiều nông dân quan tâm. Tận dụng nguồn rơm rạ từ đồng ruộng vừa góp phần làm sạch đồng ruộng, vừa có nguồn phân hữu cơ bón cho ruộng, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chpo bạn đọc cách ủ phân hữu cơ từ rơm rạ.
1. Thành phần hóa học của rơm rạ
- Xenluloza: 60%
- Linhin: 14%
- Đạm hữu cơ: 3.4%
- Chất béo: 1.9%
2. Vật liệu chuẩn bị ủ phân hữu cơ từ rơm rạ
- Nguyên liệu ủ 1 tấn phân hữu cơ: 1000kg rơm (rạ)+500kg phân chuồng+200g Trichoderma+5kg Super lân.
- Bạt nilong che phủ đống ủ.
3. Quy trình ủ phân hữu cơ từ rơm rạ
- Xử lý rơm rạ:
+ Rơm, rạ tươi: Dàn đều ra mặt phẳng, tưới thêm nước để duy trì độ ẩm.
+ Rơm, rạ khô: Tưới nước 2-3 ngày để tạo độ ẩm.
- Hòa dung dịch Trichoderma trong 50L nước sạch.
- Trộn đều hỗn hợp gồm rơm rạ, phân chuồng với nhau.
- Tiến hành ủ: Trải 1 lớp rơm, rạ cao 20cm, sau đó tưới dung dịch Trichoderma và trải đều 1 lớp Super lân thật mỏng lên bề mặt rơm, rạ. Tiếp tục, trải lần lượt các lớp rơm, rạ cao 20cm, tưới Trichoderma và rải 1 lớp mỏng Super lân. Tương tự như vậy cho đến khi hết lượng rơm, rạ ,dung dịch tưới Trichoderma và Super lân. Sau đó phủ bạt kín để giữ ẩm đống ủ.
- Sau 10 ngày mở đống ủ ra kiểm tra, bên trong đống ủ không có mầm cỏ thì tưới thêm nước bổ sung độ ẩm cho đống ủ sau đó tủ bạt lại.
- Sau 20 ngày tiếp tục kiểm tra đống ủ, tiến hành đảo trộn đống ủ, sau đó tủ kín bạt lại.
Xem thêm >> Trichoderma BIO FA (bổ sung Bacillus spp, Azotobacter spp, Pseudomonas spp, Streptomyces spp) |
- Thời gian ủ phân hữu cơ từ rơm rạ trung bình khoảng 30-35 ngày là có thể sử dụng được, lúc này phân chuyển sang màu đen, không có mùi, tơi xốp và hơi ẩm.
Xem thêm >> Ủ phân hữu cơ từ cây bèo tây (Lục bình)
4. Một số lưu ý khi trong quá trình ủ phân hữu cơ từ rơm rạ
- Kích thước rơm, rạ càng nhỏ càng tốt , kích thước càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc với vi sinh vật càng lớn, đẩy nhanh quá trình ủ.
- Trong quá trình ủ phải cung cấp nước để tạo độ ẩm cho đống ủ.
- Chiều cao đống ủ 1,5m, chiều dài 2m là hợp lý.
- Trong quá trình ủ không dùng vôi sống.
-
Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
Để bảo vệ chất lượng đất, môi trường sống của các vi sinh vật có ích trong đất và cây trồng... chúng ta cần tận dụng các loại rác thải hằng ngày để làm phân bón hữu cơ.
-
Trichoderma và những thắc mắc thường gặp? Trichoderma có kết hợp với phân bón, thuốc BVTV được không? (Phần 2)
Tricho là nấm đối kháng không phải thuốc BVTV cho nên không có tác dụng giải quyết nhanh giống như thuốc BVTV khi nấm phytophthora đã gây vàng lá thối rễ
-
Ủ phân hữu cơ từ cây bèo tây (Lục bình)
Ủ phân hữu cơ từ cây bèo tây (Lục bình) có nhiều ưu điểm như có nhiều giá trị dinh dưỡng, tăng độ mun cho đất, giảm hiệu suất sử dụng phân hóa học đến 30-50%, ... giúp tiết kiệm chi phí sản xuất trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô