Cách tính công thức phân bón (Phần 2: Phối trộn NPK 5-10-3 từ các loại nguyên liệu khác nhau)
1. Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng đạm cho cây trồng
- Đạm Urea: 46%N
- Đạm SA (Sunphat Amon): 21%N; 23%S
- Đạm Amon Clorua: 25%N; 62%Cl
- Đạm Amon Nitorat: 34%N;
2. Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng lân cho cây trồng
- Lân Supe Lâm Thao: 16,5%P2O5hh
- Lân nung chảy: 15,5% P2O5hh
- Supe lân giàu: 22% P2O5
- DAP (Di Amon Photphat): 18%N; 46% P2O5hh
- MAP (Mono Amon Photphat): 10%N; 50%P2O5hh (12%N; 61%P2O5hh)
- MKP (Mono Kali Hydro Photphat): 52% PO2O5hh; 34%K2O
3. Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng Kali cho cây trồng.
- Kali Clorua (KCl): 60% K2O
- Kali Sunphat (K2SO4): 52% K2O; 18%S
- Kali Nitorat (KNO3): 13%N; 46% K2O
HƯỚNG DẪN CÁC TÍNH CÔNG THỨC PHÂN BÓN NPK 5-10-3
- Đạm SA (Sunphat Amon): 21%N; 23%S
- Đạm Amon Clorua: 25%N; 62%Cl
- Lân Supe Lâm Thao: 16,5%P2O5hh
- Lân nung chảy: 15,5% P2O5hh
- Kali Clorua (KCl): 60% K2O
* Lượng KCl cần dùng = 3/60*1000 = 50kg KCl
* Lượng Supe lân cần dùng = 300kg Supe lân (Hàm lượng lân của Supe = 300*16,5/1000 = 4,95% P2O5hh, cần bổ thêm 5,05% P2O5hh)
* Lượng lân nung chảy cần dùng = 5,05/15,5*1000 = 325,8kg Lân nung chảy
* Lượng Amon Clorua cần dùng = 100kg Amon Clorua (Hàm lượng đạm trong Amon Clorua = 100 * 25/1000 = 2,5% N)
* Lượng Đạm SA cần dùng = 2,5/21*1000 = 119kg Đạm SA. 1. Đạm SA: 119kg = 119 * 21/1000 = 2,5%N Đạm AMon Clorua: 100 * 21/1000 = 2,5% N
Tổng lượng đạm trong công thức = 5%
- Lân Supe = 300 * 16,5 /1000 = 4,95% P2O5HH
Lân nung chảy = 325,8 * 15,5/1000 = 5,05% Tổng lượng lân = 10%
- Kali Clorua = 50*60/1000 = 3%
NPK 5 – 10 – 3 = 119 + 100 + 300 + 325,8 + 50 = 894,8 = 1000 – 894,8 = 105,2kg Phụ gia
NPK 5 – 10 – 3
- 119kg Đạm SA
- 100kg Đạm Amon Clorua
- 300kg Lân Supe
- 325,8kg Lân nung chảy
- 50kg Kali Clorua - 105,2kg Phụ gia
Nếu thay thế Đạm SA bằng đạm Urea, chỉ sử dụng mình lân nung chảy và thay thế Kali Clorua bằng Kali Sunphat thì lượng dùng là:
Lượng Đạm Urea = 5/46 * 1000 = 108kg
Lượng nung chảy = 10/15,5*1000 = 645,16kg
Lượng Kali Suphat = 3/52*1000 = 57,69kg
Phụ gia = 189,15kg Chúng ta nên sử dụng các loại phụ gia như: Mùn hữu cơ, bã mùn mía, bã cà phê, phụ phẩm nông nghiệp, amino axit, axit humic...
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)