Các nguyên nhân dẫn đến năng suất, chất lượng cói giảm sút và giải pháp

Cây trồng liên quan: Cây cói

(Có 6 nguyên nhân chính)

1. Giống cói trong sản xuất thoái hóa:

Giống cói chủ yếu được người dân chọn lọc một cách tự phát. Do không được chọn lọc tốt, nên hầu hết các giống cói có độ lẫn tạp cao (lẫn sinh học: sự lai tạp trong quá trình ra hoa thụ phấn; lẫn cơ giới), giống bị thoái hóa là một trong những nguyên nhân làm năng suất và chất lượng cói suy giảm.

2. Kỹ thuật canh tác cói chưa hợp lý:

Cói là cây trồng ở các vùng đất ven biến (nước lợ), từ việc trồng quảng canh cho thu hoạch một vụ/năm, nay tiến hành trồng trọt thâm canh cây cói, thu hoạch 2 vụ/năm thậm chí một số hộ gia đình thu hoạch 3 vụ/năm. Mặt khác, cói được thâm canh theo phương pháp “tưới tràn, tháo kiệt” nghĩa là khả năng phân bón bị rửa trôi cao nếu như không có biện pháp bón phân thích hợp, do vậy đầu tư phân bón cho ruộng cói ngày một tăng.

Theo số liệu điều tra của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2006) thì đầu tư bình quân cho 1 ha trồng cói một vụ khoảng 1000-1200 kg đạm urê. Trong khi đó, khoảng 20-30 năm trước trồng cói hầu như không có đầu tư phân đạm.

Bón phân đạm nhiều làm cho cói nhanh chết sau cắt, chu kỳ trồng cói rút ngắn (trước kia sau trồng từ 8-10 năm mới đảo cói một lần thì nay chỉ 3-5 năm), cói không chắc, cói kém dai hơn, dòn hơn… Bón nhiều đạm, mất cân đối làm cho cói dễ bị nhiễm sâu bệnh hơn, năng suất và chất lượng cói suy giảm.

3. Đầu tư chi phí cho vùng cói:

Đa phần các vùng trồng cói là những vùng nông thôn nghèo ven biển, vì vậy khả năng đầu tư thâm canh cây cói của hộ dân còn nhiều hạn chế.

4. Sử dụng phân bón cho cây cói kém hiệu quả:

Phương pháp bón phân cho cây cói hiện nay nông dân đang sử dụng là phương pháp bón vãi truyền thống. Phương pháp bón này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chế độ tưới tiêu. Do nhu cầu sản lượng cói của thị trường, nông dân đã tập trung bón phân cho cây cói (Vụ xuân từ 4-5 lần và chủ yếu sử dụng phân đạm với lượng trung bình 36,5 kg/sào 500m2; vụ mùa lượng phân trung bình 30 kg/sào).

Số liệu cho thấy lượng phân bón mà người dân sử dụng là quá nhiều gấp 2 -3 lần so với nhu cầu của cây cói và với kỹ thuật bón vãi đã làm lãng phí (70 - 80%) lượng phân bón gây ô nhiễm môi trường.

Mức độ và số lần bón đạm urê cho cói của nông dân (kg/sào 500m2)

Vụ chiêm

Vụ mùa

Cói 1 vụ/năm

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trung Bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

36,5

50

31

30

36

26

30

35

22

Lần 1:  tháng 2-3

Lần 1: Tháng 6 - 7

Lần 1: Tháng 4

Lần 2: Tháng 4

Lần 2: Tháng 8

Lần 2: Tháng 6

Lần 3: Tháng 5

Lần 3: Tháng 9

Lần 3: Tháng 8

Lần 4: Cuối tháng 5

-

-

5. Quản lý nước trong trồng cói kém hiệu quả:

Trong số 6 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cói, ảnh hưởng nhiều nhất là do thiếu nước ngọt và không đủ nước cho cây cói sinh trưởng dẫn đến đất bị hạn và nồng độ muối cao.

Hiện nay tại hầu hết các vùng trồng cói chưa có hệ thống kênh mương hoàn chỉnh. Nguồn nước ngọt cung cấp có nguy cơ thiếu hụt, nhất là trong vụ đông xuân. Nguồn nước ngọt cung cấp thiếu dẫn đến việc xâm thực của nước biển càng vào sâu trong đất liền, nhiều cánh đồng trồng cói thiếu nước ngọt, độ mặn tăng làm cói bị chết hàng loạt.

6. Sâu bệnh hại cây cói ngày càng nhiều hơn, chi phí bảo vệ thực vật tăng cao:

Theo số liệu điều tra của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (6/2006), chi phí đầu tư riêng cho tiền thuốc bảo vệ thực vật mỗi sào cói (360 m2) trên một vụ hết trung bình khoảng 57.600 đồng (chi phí này tính vào thời điểm năm 2006, hiện nay chi phí thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cây cói đã tăng gấp nhiều lần). Cói cũng như những cây trồng khác, cần phải áp dụng cùng một lúc nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại, tiến tới xây dựng một quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cho cói, lấy biện pháp canh tác làm trung tâm, sử dụng mống cói khoẻ và sạch bệnh, bón phân đầy đủ và cân đối làm tăng cường sức chống chịu dịch hại cho cói. Tránh lạm dụng thốc hóa học như hiện nay, mà chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng cây cói thành phẩm:

Cói cũng như những cây trồng khác, cần phải áp dụng cùng một lúc nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại, tiến tới xây dựng một quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cho cói, lấy biện pháp canh tác làm trung tâm, sử dụng mống cói khoẻ và sạch bệnh, đặc biệt là bón phân đúng chủng loại đầy đủ và cân đối làm tăng cường sức chống chịu dịch hại cho cói. Tránh lạm dụng thuốc hóa học như hiện nay, mà chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Nguồn: Tổng hợp từ fao.org.vn
Xem thêm chủ đề: cây cói
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status