Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cói
Cây cói là cây trồng chính của nhiều địa phương miền biển, có giá trị xuất khẩu cao. Trồng cói năng suất thu được cao gấp 3 lần trồng lúa. Để cây cói cho năng suất và chất luợng sản phẩm cao ngoài việc đảm bảo các điều kiện canh tác như đất đai, nguồn nước tưới thì vai trò của phân bón rất quan trọng. Cây cói thuộc dạng cây chịu thâm canh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn nhất là với nguồn dinh dưỡng từ phân Đạm và bón cân đối với Lân và Kali.
Yêu cầu dinh dưỡng cụ thể của Cói
Đối với Cói trồng mới |
Đối với Cói cựu |
10 - 20 tấn phân chuồng |
8 - 10 tấn phân chuồng |
80 - 100 N |
80 - 100 N |
50-70 P2O5 |
60 - 80 P2O5 |
20 - 25 K2O |
40 - 50 K2O |
Đây là nhu cầu dinh dưỡng thực tế của cây cói (có nghĩa là lượng dinh dưỡng thực tế cây cói cần hấp thụ) để tạo năng suất và hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên với phương pháp canh tác “tưới tràn, tháo kiệt” như hiện nay của bà con nông dân thì lượng bón thực tế phải cao gấp 2 - 3 lần (thậm chí 4 - 5 lần) nhu cầu của cây cói, bởi lượng phân bà con bón xuống ruộng cói bị bay hơi và chủ yếu là rửa trôi ra sông ra biển, thời gian dinh dưỡng tồn tại trong dung dịch đất không đủ để cây cói hấp thụ triệt để trước khi bị trôi đi.
Vì vậy để phát huy hiệu quả cao nhất trong việc bón phân cho cây cói, bà con phải lưu ý bón đúng phương pháp, chọn đúng loại phân bón để cây cói có năng suất cao nhất và chi phí đầu tư là thấp nhất.
HƯỚNG DẪN CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY CÓI
(Lượng bón tính cho 1 sào 500m2)
1. Đối với cói trồng mới (hoặc cói cựu vụ chiêm)
* Bón lót: Bón cùng với quá trình làm đất, đảo cói.
+ Phân chuồng: bón theo khả năng (khuyến cáo 500kg - 1000kg)
+ Phân đơn: Supe lân (hoặc phân lân nung chảy): 15 - 25kg; Đạm Urê: 2,5 - 3,5kg; Kali Clorua: 0,5 - 01kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp: NPK 5.10.3; NPK 6.8.4; NPK 10.6.4… (25-35kg/sào)
* Bón thúc lần 1: Thúc đâm tiêm, đẻ nhánh
+ Phân đơn: Đạm Urê: 7 - 10kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp
* Bón thúc lần 2: Thời điểm cây cói cao 40 - 45 cm
+ Phân đơn: Đạm Urê: 7 - 10kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp
* Bón thúc lần 3: Thúc vươn cao tạo năng suất
+ Phân đơn: Đạm Urê: 5 - 7kg; Kali Clorua: 0,5 - 0,8kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp
2. Đối với cói cựu vụ mùa
* Bón lần 1: Bón dưỡng mầm + thúc đâm tiêm. Dọn sạch bổi và cỏ dại trước khi bón phân.
+ Phân chuồng: bón theo khả năng (khuyến cáo 300kg - 500kg)
+ Phân đơn: Supe lân (hoặc lân nung chảy): 15 - 25kg; Đạm Urê: 5 - 7kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp: NPK 16.16.8 (10 - 12kg/sào); NPK 10.6.4; NPK 8.8.4… (25-35kg/sào)
* Bón lần 2: Thời điểm cây cói cao 40-45 cm.
+ Phân đơn: Đạm Urê: 7 - 10kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp
* Bón lần 3: Thúc vươn cao tạo năng suất.
+ Phân đơn: Đạm Urê: 7 - 10kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg
Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp
Lưu ý:
+ Trộn đều các loại phân trước khi bón, đạm Urê nên chọn loại hạt to hoặc đạm vàng có hoạt chất Agrotain,
+ Phân NPK nên chọn các loại hạt đều đẹp, không bị vỡ nát.
+ Hiện trên thị trường chưa có loại NPK có hàm lượng phù hợp cho cây cói như đã nêu trên, vì vậy bà con có thể khắc phục bằng cách mua các sản phẩm NPK bón thúc thông thường trên thị trường trộn đều cùng đạm Urê để bón cho cói.
VD: ½ bao NPK 12.2.10 + 5kg Đạm Urê bón thúc cho 1 sào 500m2 cói.
ĐẶC ĐIỂM HÚT DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÓI
Cây cói có khả năng hút chất dinh dưỡng rất mạnh để sinh trưởng tạo sinh khối, nghĩa là càng bón nhiều phân, cây cói càng hút nhiều.
- Dinh dưỡng Đạm: Bón đủ đạm làm cho cói đâm tiêm nhanh, nhiều, chóng kín ruộng, sinh trưởng mạnh, thân cao, to, chậm ra hoa và lụi, năng suất tăng rõ rệt.
Sử dụng nhiều đạm cây sẽ bị lướt, tơi xốp, nhiều nước, sợi không đều, nhiều sâu bệnh.
- Dinh dưỡng Lân: Bón lân có tác dụng tăng chất lượng cói rõ rệt. Bón đủ lân cây cói cứng chắc, sợi bền và trắng bóng hơn, tỷ lệ cói chẻ tăng. Ngoài ra lân còn có tác dụng làm cho cói chín sớm và hạn chế sâu bệnh.
- Dinh dưỡng Kali: Bón Kali có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và tác dụng làm tăng chất lượng cói, giúp cói cứng cây, giảm sâu bệnh và làm cho sợi cói trắng bóng hơn.
- Dinh dưỡng trung lượng Ca, Mg, S, Si: Bón đầy đủ trung lượng có tác dụng cân bằng dinh dưỡng đa lượng trong cói, Canxi giúp tế bào cây cói vững chắc; Magie giúp cây quang hợp tốt, giúp chuyển hóa lân; Lưu huỳnh tang khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh; Silic giúp cứng cây, đứng cây giúp quang hợp tốt, chống đỗ, giúp cói chống hạn và chống nóng.
- Dinh dưỡng vi lượng Cu, Fe, Zn, Mn, Bo, Mo: Bón đầy đủ vi lượng giúp cây hấp thụ phân đa lượng tốt hơn, giúp cây cói khỏe mạnh, cói nhiều nhánh, tăng chiều dài và độ bền của cói, tăng khả năng thích ứng với độ mặn và độ pH của đất…
-
Các nguyên nhân dẫn đến năng suất, chất lượng cói giảm sút và giải pháp
Có 6 nguyên nhân chính: Giống thoái hóa, kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, Đầu tư chi phí cho vùng cói, Sử dụng phân bón cho cói kém hiệu quả, Quản lý nước kém hiệu quả, Sâu bệnh...
-
Quy trình kỹ thuật thâm canh cây cói
Sử dụng ruộng cói đúng giống, lưu gốc từ 3-5 năm để nhổ tỉa lấy mống (tách mống cói). Chọn mầm cói khi tách có chiều cao từ 15 -30 cm, đường kính từ...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô