Bọ xít xanh

Tên khoa học: Nezara viridula, Piezodorus rubrofasciatus

Tên khoa học:

+ Bọ xít xanh: Nezara viridula

+ Bọ xít xanh vai vàng: Piezodorus rubrofasciatus

Họ: Pentatomidae

Bộ: Hemiptera

Đối tượng bị gây hại: Cam, quýt, chanh, thanh long, lúa, đậu và một số cây trồng khác

Triệu chứng gây hại của bọ xít xanh

+ Cây ăn trái: Trái nhỏ khi bị bọ xít hại trái sẽ chuyển màu vàng, chai cứng và rụng sau đó. Nếu trái lớn bị hại, trái có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác.

+ Lúa: Khi bị bọ xít hại, hạt lúa sẽ lửng lép hoặc bạc trắng, giảm năng suất.

Đặc điểm hình thái của bọ xít xanh

- Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus

Thành trùng có hình ngũ giác, màu xanh lục sáng, dài khoảng 12 mm. Hai bên góc vai có 2 chấm đen nhỏ, râu đầu 5 đốt với 2 đốt cuối màu đỏ nâu và to hơn các đốt chân râu. Bàn chân có 3 đốt, phủ nhiều lông tơ. Thành trùng sống lâu 1-2 tháng.

Trứng hình trụ tròn, màu vàng sáng, chuyển sang màu đỏ trước khi nở. Trứng đẻ thành khối xếp nhiều hàng ở mặt dưới phiến lá. Trứng nở trong vòng 5-7 ngày.

Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 18 - 28 ngày với kích thước và màu sắc thay đổi: tuổi 1 sống tập trung, tuổi 2 bắt đầu phân tán và có màu đỏ nâu, tuổi 3 chuyển dần sang màu xanh lục, tuổi 4 và 5 có màu xanh lục với mầm cánh phát triển.

- Bọ xít xanh vai vàng Piezodorus rubrofasciatus Fabricius

Bọ xít xanh vai vàng đang bắt cặp (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)

Thành trùng có hình dạng tương tự như bọ xít xanh nhưng có một băng vàng vắt ngang ở phần trước của ngực. Vòng đời cũng tương tự như N. viridula.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

* Vòng đời:

khoảng 65 - 70 ngày

+ Giai đoạn trứng: 5 - 7 ngày (mùa đông 14 - 21 ngày).

+ Giai đoạn sâu non: 20 - 30 ngày.

+ Giai đoạn trưởng thành: sống nhiều tháng.

* Đặc điểm sinh học và gây hại:

Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, lúc 9-10 giờ sáng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. Con cái có thể bắt đầu đẻ sau khi hoá trưởng thành 3-4 tuần. Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn. Trưởng thành có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số.

Điều kiện phát sinh của bọ xít xanh: về mùa: mùa xuân và hè thu; về vụ: vụ mùa sớm và xuân muộn. Ruộng lúa gần ruộng rau thì bị hại nặng hơn, bọ xít xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì phổ gây hại của bọ xít xanh rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Bọ xít xanh hại trên lúa, làm cho lúa bị lép lửng. Bọ xít xanh xuất hiện tại khắp các vùng ở Việt Nam và thế giới.

Biện pháp phòng trừ bọ xít xanh

- Phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít xanh mới nở, vợt bắt con trưởng thành.

Nên trồng sớm họăc đồng lọat, luân canh với các cây khác không cùng ký chủ. Sử dụng thuốc hóa học nên lưu ý dến sự lưu bả độc trên trái đậu rau.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP; Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC; Bassan 50EC; Sumicidin 10 hoặc 20EC, BIAN 40EC để phòng trị....

Nguồn: Tổng hợp từ Wikipedia, ctu.edu.vn
DMCA.com Protection Status