Biện pháp phòng trừ sâu hại cây địa lan
Sâu hại hoa địa lan rất nhiều, ngoài làm hai cây nó còn là môi giới truyền bệnh chủ yếu. Thường chia làm 2 loại chính: một là loại gây hại thường xuyên như các loại nhện, các loại rệp, đối với loại này phải phun thuốc định kỳ nhằm tiêu diệt triệt để. Hai là sâu hại mang tính thời vụ như sâu róm, sâu năn, cần phải phun thuốc trừ sâu theo mùa.
1. Phòng trừ rệp hại địa lan
+ Rệp thường gặp ở địa lan, có rất nhiều loại khác nhau và thường phát sinh khi nhiệt độ, ẩm độ cao, không khí ít lưu thông.
+ Rệp thường kết thành từng mảng, mặt ngoài của con đực được phủ bởi một lớp sáp trắng tựa bông, trú ngụ ở thân giả, rễ và lá, mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên, rồi sau đó rệp có thể lan dần khắp các bộ phận của cây.
+ Lá có rệp bám biến thành màu vàng, giữa đốm vàng có khi thành màu nâu, lá lõm xuống.
+ Thức ăn của nó là nhựa cây, rệp trưởng thành được phủ bằng chất dịch tiết ra có màu trắng hoặc màu khác, nó cố định tại một chỗ và hút nhựa cây làm thức ăn. Bị nhẹ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, khi bị nặng phủ đầy trên mặt lá.
+ Đồng thời rệp còn có khả năng tiết ra mật ngọt, thu hút sự tập trung của kiến cho nên khi cây có rệp có kiến cộng sinh và phát sinh bệnh muội tạo thành lớp thực khuẩn tựa như muội xám, vừa tiêu hao dinh dưỡng, vừa ảnh hưởng đến quang hợp làm cho cây sinh trưởng kém, thậm chí lá bị khô, rụng lá rồi chết.
+ Rệp thường phát sinh ở những nơi quá ẩm không thông thoáng cho nên hàng ngày phải chú ý tạo cho cây thông thoáng, tránh quá ẩm ướt. Có thể diệt rệp bằng thu công (lau, vuốt), cũng có thể phun thuốc trừ rệp. Đối với loại lan có giá trị cao nên dùng các biện pháp phòng chống sự phát sinh của rệp.
2. Phòng trừ rầy hại địa lan
- Đặc điểm:
+ Có rất nhiều loại rầy khác nhau, rầy đa số ký sinh ở thực vật. Sau khi giao phối đẻ trứng vào nách lá và các rễ nứt, trong phòng ấm nó có thể đẻ trứng quanh năm.
+ Các bộ phận non của hoa địa lan như lá, mầm nụ đều bị rầy phá hại, chúng dùng vòi cắn và các bộ phận của cây hút lấy nhựa làm giảm dinh dưỡng của cây, hoặc tiết vào cây một acid amin nào đó giảm khả năng phân giải làm cho cây mất đi khả năng tự cân đối trong quá trình sinh trưởng phát triển.
+ Cây bị rầy lá bị lốm đốm, nhỏ đi xoăn lại dần đến dị dạng. Mặt khác các chất thải của rầy với số lượng lớn có thể trưởng thành lớp mật phủ trên mặt lá làm ảnh hưởng đến quang hợp, thu hút khuẩn cộng sinh, tạo ra bệnh thối đen, bệnh muội, đồng thời truyền dẫn bệnh virut.
+ Rầy sinh sản rất nhanh một năm có thể sinh sản vài lần đến vài chục lần cho nên phải phòng trị kịp thời. Thời 3-4 là thời gian rầy nở có thể dùng các loại thuốc trừ sâu để phun.
3. Phòng trừ rệp sáp
- Đặc điểm:
+ Thân nhỏ trên thân phủ đầy phấn, có cánh nhưng không bay. Thường làm hại lá mầm non và đài hoa của địa lan, nó dùng vòi để chích hút lấy nhựa làm cho lá bị vàng khô và nguyên nhân của bệnh thối rữa thân dẫn đến cây bị chết.
+ Rệp sáp là loại động vật nhỏ, đa số có hình tròn trứng màu trắng sữa mỗi ngày đẻ 1-2 trứng, sau 50 ngày trứng nở, sau 1 tuần trở thành rệp trưởng thành, là loại ký sinh sống bằng hút nhựa cây.
+ Nó dùng vòi sắc chọc vào tế bào lá hút lấy chất dinh dưỡng, phần dư thừa kết dính lại với nhau làm cho tế bào chết khô. Khi bị nặng tế bào biểu bì sẽ chết, làm cho cây mất cân bằng về nước bốc hơi mạnh, quang hợp giảm thậm chí còn tiết ra chất độc hoặc chất ức chế sinh trưởng xâm nhập vào cây, phá vỡ sự trao đổi chất, ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây.
+ Loại rệp này còn làm hại cả thân giả làm cho gốc bị thối rữa, lá bị vàng, thực khuẩn, vi khuẩn có thể lây lan qua các phần bị tổn thương.
- Phòng trừ:
Tốt nhất là lúc sâu nở bằng cách dùng các loại thuốc trừ sâu phun liên tục 2-3 lần, cách 5-7 ngày phun 1 lần. cũng có thể dùng lưu huỳnh vôi tự pha chế để phun.
4. Phòng trừ sâu vẽ bùa
- Đặc điểm:
+ Sâu vẽ bùa có thân dài khoảng 2mm màu xám, cánh trước không màu trong suốt, cánh sau thoái hóa... trứng hình bầu dục màu trắng sữa, sâu non màu trắng dài khoảng 3mm, nhộng ngắn có màu vàng, sâu thường xuất hiện vào đầu mùa xuân, đẻ trứng vào mép lám, sâu non đục vào thịt lá để lấy thức ăn, tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, nó không những làm hỏng lá mà còn mất đi vẻ đẹp của cây cảnh và cũng là nơi để cho bệnh xâm nhập, do đó làm cho cả phiến lá thậm chí cả thân bị thối.
- Phòng trừ:
+ Cách phòng trừ sâu vẽ bùa là khi mới phát sinh ngắt bỏ ngay những lá sâu đem tiêu hủy, cũng có thể phun các loại thuốc diệt sâu liên tục 3 lần, cách 1 tuần phun 1 lần.
Lưu ý:
- Ngoài ra địa lan còn hay bị kiến, bọ nhẩy, nhện gây hại, chúng sống ở trên cây hoặc giá thể, hoặc quanh thân thường hay xuất hiện trên cây lan, tuy chúng không trực tiếp gây hại nhưng ảnh hưởng đến việc chăm sóc.
- Con nhện có thể nhả tơ trên lá, tuy hàng ngày có làm vệ sinh đến đêm nó lại nhả tơ giăng thành lưới.
- Cần làm vệ sinh thường xuyên môi trường xung quanh, đảm bảo thông thoáng, diệt tận gốc nơi trú ngụ của nhện.
- Kiến thường cùng chung sống với rệp, rầy ngoài việc ăn mật ngọt do các côn trùng này tiết ra, kiến còn giúp rệp, rầy di chuyển từ cây này sang cây khác, làm tăng tốc độ lây lan. Kiến cũng có thể hút dịch của hao và nhựa chảy ra ngoài. Có thể dùng “Kiến 98” làm thiên địch để diệt trừ. Nếu có ổ kiến ở trong chậu có thể ngâm cả chậu hoa vào nước để đuổi nó, sau khi kiến chạy rồi lại nhấc chậu hoa lên.
- Bọ nhảy thường trú ngụ trong giá thể, thông thường rất khó phát hiện, khi tưới nước có thể thấy bọ nhảy theo nước trôi ra ngoài. Có thể làm vệ sinh xung quanh quét sạch rác, đảm bảo vệ sinh, cũng có thể khử trùng giá thể. Nếu cây lan có trạng thái sinh lý tốt có thể để cho giá thể khô một thời gian rồi hãy tưới nước, lặp lại nhiều lần như vậy sẽ giảm được số lượng các sâu hại.
-
Các loại địa lan phổ biến ở Việt Nam
Đây là những loài lan mọc trên đất, có rễ ăn vào trong đất hoặc len lỏi giữa các kỹ đá. Thân cây có thể nổi trên mặt đất (bán địa lan) hay ngập trong đất (địa lan thật)...
-
Kỹ thuật nhân giống hoa lan (phong lan, địa lan)
Trong thực tế hoa lan ít khi nhân giống hữu tính, bởi vì hạt của lan rất nhỏ, kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nẩy mầm thấp và tính phân ly lớn khi trồng bằng hạt, khó duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ...
-
Giới thiệu, phân loại và chọn tạo giống địa lan
Địa lan Cymbidium, là loài lan nằm trong lớp thực vật đơn tử diệp, chủng loại đa dạng, được người Trung Quốc trồng từ lâu đời và hiện nay được nuôi trồng ở nhiều nơi trên thế giới...
-
Đặc điểm hình thái và yêu cầu ngoại cảnh của địa lan
Địa lan thuộc cây thảo mộc lâu năm, cũng giống như các cây bụi có hạt khác, gồm có 6 phần: Rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. Rễ địa lan: Rễ của địa lan rất phát triển, rễ nhiều...
-
Hướng dẫn chọn mua và kỹ thuật chăm sóc hoa Địa lan
Khi đi mua địa lan để trồng dù là cây đã ra hoa hay cây còn nhỏ đều phải làm rõ lai lịch của nó. Cây lan cần hoàn chỉnh, nhiều lá, lá tươi, thân giả phình to, sinh trưởng khỏe...
-
Bón phân cho cây hoa địa lan
Địa lan là loại lan rất cần nhiều chất dinh dưỡng, nó cũng như nhiều loại cây trồng khác là cần có các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, canxi, magiê...
-
Biện pháp phòng trừ 1 số bệnh hại điển hình cho cây địa lan
Phòng trừ 1 số bệnh hại điển hình cho cây địa lan: Bệnh sinh lý ở địa lan, bệnh thán thư địa lan, bệnh thối rửa, bệnh vi khuẩn thối nhũn,...
-
Biện pháp phòng trừ 1 số bệnh hại cây địa lan (tiếp)
Biện pháp phòng trừ 1 số bệnh hại cây địa lan: Bệnh thối rễ địa lan, bệnh khô lá địa lan, bệnh đốm tròn địa lan, bệnh muội đen địa lan, bệnh tuyến trùng hay hại địa lan,...
-
Kỹ thuật chăm sóc thời kỳ ra hoa địa lan
Kỹ thuật chăm sóc thời kỳ ra hoa địa lan: Đặc điểm của thời kỳ ra hoa, kỹ thuật chăm sóc lúc ra hoa (điều tiết ánh sáng, điều khiển độ ẩm, bổ xung dinh dưỡng, bảo vệ cây,...)
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô