Bí quyết trồng nho hạ đen cho năng suất cao
Nho hạ đen là giống nho có vỏ đen bóng, vị ngọt đậm, thịt giòn. Giống nho này dễ trồng, cho năng suất cao, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Không chỉ ngon miệng, Nho Hạ Đen còn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và chất chống oxy hóa. Nhờ sự thích nghi tốt và tiềm năng kinh tế, nho hạ đen đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho người nông dân trồng nho tại Việt Nam.
1. Thời vụ thích hợp trồng giống cây nho hạ đen
Thời vụ trồng nho hạ đen phù hợp nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Ở Việt Nam, cây nho thường được trồng từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 8 đến tháng 10. Đây là những thời điểm có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển của cây con, giúp cây ra rễ tốt và tăng trưởng nhanh chóng. Tránh trồng vào mùa mưa lớn vì cây dễ bị ngập úng và sâu bệnh.
2. Tiêu chuẩn chọn giống nho hạ đen
Hiện nay nho hạ đen có thể trồng và nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Nên chọn những cây khỏe, không bị sâu bệnh, có chiều cao từ 15-20cm.
3. Chuẩn bị đất trồng cây nho hạ đen
Nho hạ đen thích hợp trồng trên đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Loại đất lý tưởng nhất là đất thịt pha cát, đất đỏ bazan hoặc đất phù sa. Độ pH của đất nên nằm trong khoảng 5.5 - 7.0 để cây phát triển tốt. Trước khi trồng, đất cần được cày xới kỹ, bón lót phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để cải thiện độ phì nhiêu. Quan trọng nhất là đảm bảo đất không bị ngập úng, vì rễ cây nho dễ bị thối khi ngập nước.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây nho ha đen cho quả sai trĩu
4.1. Tưới nước
Khi mới trồng, bạn cần tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển. Vì nho hạ đen là giống ưa ẩm, nên đảm bảo cung cấp đủ nước, đặc biệt trong những ngày nắng nóng, không để đất bị khô. Có thể tưới mỗi 5-7 ngày một lần. Trong mùa mưa, cần chú ý xử lý thoát nước tốt để tránh ngập úng gây hại cho rễ nho.
4.2. Kỹ thuật làm giàn cho nho hạ đen leo
Vì là giống cây leo nên khi trồng phải làm giàn. Khi cây nho đã phát triển xanh tốt trở lại có chiều cao 20-25cm, tiến hành làm giàn và cột cây nho vào giàn cột. Nên làm giàn lưới, bố trí mặt giàn để tạo khoảng trống thông thoáng cho cây. Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.
4.3. Cách bón phân cho cây nho hạ đen đạt năng suất cao
Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này bạn nên định kỳ bón phân khoảng 1 tháng bón phân một lần. Sử dụng phân hữu cơ sinh học hoặc phân chuồng hoai mục bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo quanh vùng rễ, bón xong tưới nước ngay.
4.4. Tải cành, tạo tán cho cây nho hạ đen
Khi mât độ cành thấp thì nên cắt cành 5 tháng tuổi. Khi mật độ cành vượt quá 8 cành trên 1m2 thì cắt cành 10 tháng tuổi vào vụ đông để hạn chế mật độ cành trên giàn. Buộc cành, tỉa mầm nách ngay sau khi cắt cành, buộc và phân chia lai số cành đều trên giàn. Tiến hành loại bỏ thường xuyên những cành yếu, duy trì mật độ cành 10 cành trên 1m2.
Khi cành bật mầm mới và bông nên tiến hành buộc cành lần 2 trước khi hoa nở. Đồng thời nên loại bỏ mầm nách và tua cuốn để tập trung dinh dưỡng nuôi bông và quả.
Cần tỉa quả sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giúp cho quả to, bóng, đẹp hạn chế sâu bệnh. Nên tỉa quả sớm khi quả bằng hạt ngô đường kính 7mm và tỉa lặp lại sau 15 ngày.
Việc cắt tỉa cành và nhánh như thế này giúp cây nhanh phát triển, cho quả sai trĩu và giúp cây tập chung dinh dưỡng nuôi quả.
5. Thu hoạch nho hạ đen
Sau khoảng 100-120 ngày kể từ khi ra hoa khi nho chuyển sang màu đen đậm, vỏ bóng mịn, và có độ ngọt đạt yêu cầu là lúc nho đã chín và sẵn sàng để thu hoạch. Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào buổi sáng sớm để tránh nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến chất lượng quả. Nên sử dụng kéo cắt chuyên dụng để không làm hỏng dây nho. Sau khi thu hoạch, nho cần được bảo quản ở nơi mát mẻ để giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
-
Kỹ thuật cắt tỉa cành quả cho cây nho
Cắt cành là việc làm quan trọng trong nghề trồng nho, để loại bớt đi những bộ phận của cây nho như cành, ngọn, lá ... Cây nho ra hoa ở những cành non.
-
Hướng dẫn kỹ thuật làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho
Tìm hiểu về cách làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho. Cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho sẽ giúp nảy mầm và ra hoa.
-
Kỹ thuật tạo rãnh tưới - tiêu nước cho cây nho
Nước là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởng phát triển của mọi cây trồng. Quả nho chín, chứa 70-80% nước cho nên việc hiểu biết về nước và kỹ thuật tưới rất quan trọng.
-
Hướng dẫn kỹ thuật bón lót cho cây nho
Các loại phân chuyên dùng để bón lót cho cây nho phù hợp, tính toán lượng phân bón và các kỹ thuật trong xử lý phân hữu cơ...
-
Các triệu chứng thiếu kali, lân trên cây nho và cách khắc phục
Nho là cây trồng “yêu” kali. Nhu cầu sử dụng kali luôn cao hơn nhu cầu của nitơ và lân. Đối với nhiều cây trồng khác thì nhu cầu và khả năng hấp thụ của kali cũng cao hơn hẳn.
-
Kỹ thuật chăm sóc cây nho sau thu hoạch cho vụ sau bội thu
Sau khi thu hoạch là thời điểm cây nho bị thiếu hụt dinh dưỡng, dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Kỹ thuật chăm sóc cây nho sau thu hoạch cho vụ mùa sau bội thu.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô