Kỹ thuật tạo rãnh tưới - tiêu nước cho cây nho
1. Tạo rãnh cho cây nho
1.1. Mục đích
- Tạo rãnh nhằm thuận lợi cho việc tưới nước và tiêu nước trong quá trình trồng và chăm sóc nho.
1.2. Cách tiến hành
- Rãnh được vét sâu 10 - 15cm, rộng 20 - 25cm cách gốc nho 40cm.
Vét rãnh tưới nước cho nho
2. Tưới nước cho cây nho
- Nước là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởng phát triển của mọi cây trồng. Đối với nho, sản phẩm thu hoạch là quả. Quả nho chín, chứa 70-80% nước cho nên việc hiểu biết về nước và kỹ thuật tưới rất quan trọng.
- Trong đất, nước tồn tại ở 2 dạng chủ yếu là nước tự do và nước liên kết. Cây trồng chỉ có thể sử dụng nước nằm trong phạm vi giữa độ ẩm tối đa và độ ẩm cây héo. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước sớm trước khi độ ẩm trong đất giảm xuống độ ẩm cây héo. Ngược lại cây nho không thích nước thừa trong đất, vì trong đất ngập nước sẽ gây tình trạng thiếu dưỡng khí, hay tạo nên mao dẫn đưa muối lên bề mặt, cho nên tưới quá nhiều hoặc để nước đọng trên ruộng sau mưa là rất nguy hiểm.
2.1. Mục đích
- Sử dụng nước tưới nhằm mục đích chống nóng cho nho trong những ngày nhiệt độ quá cao, người ta có thể phun nước làm mưa nhân tạo. Ở các nước tiên tiến, hệ thống tưới phun mưa được dùng vào mục đích này cùng với việc cung cấp phân bón qua lá. Đối với những giàn nho ở nước ta có thể sử dụng những máy bơm có áp lực lớn được lắp vòi hoa sen để phun nước sẽ rất hiệu quả vào các thời kỳ nóng của các tháng 6-7 để làm giảm bớt sự khô héo chùm hoa.
- Trong những ngày hoa nở rộ không nên phun nước, tránh làm ảnh hưởng đến việc thụ phấn, chỉ phun khi thấy thật cần thiết vào trước 7 giờ sáng trước khi hoa nở. Nho chín gặp thời tiết nóng dẫn đến cầm màu, không chín đầy đủ thì việc phun nước 2 lần/ngày sẽ làm nho có màu đẹp.
- Tưới nước còn để cung cấp nước kịp thời cho nho sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả. Lượng mưa cần cho một vụ nho 4 tháng khoảng 350-450mm, tức là 3500 m3- 4500m3/ha.Lượng mưa trung bình ở nước ta biến động khoảng 1500-2000 mm/năm. Nhưng lượng mưa này không phân bố đều các tháng trong năm mà chỉ tập trung một số tháng vào mùa mưa (tháng 7, 8, 9 chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm).
- Số tháng còn lại trong năm lượng nước rất ít (tháng 1, 2, 3 hầu như khô hạn). Do vậy, phải tiến hành tưới nước nhằm cung cấp đủ nước cho cây nho trong quá trình sinh trưởng, phát triển và điều hòa nhiệt độ đất.
- Mặt khác dùng nguồn nước ngọt bề mặt để tưới cho nho còn thau rửa cho những chân đất đã bị nhiễm mặn 1-2 lần vào cuối vụ.
2.2. Xác định phương pháp tưới
- Hiện nay có nhiều phương pháp tưới như: tưới phun, tưới rãnh, tưới tràn, tưới nhỏ giọt. Các phương pháp trên chỉ nên dùng cho những vùng đồi không bằng phẳng, không tiện nguồn nước và trong trường hợp nguồn nước tưới bị nhiễm mặn không dám tưới nhiều phải tưới nhỏ giọt.Tùy theo địa hình, đất đai từng địa phương và các giai đoạn sinh trưởng phát triển cây nho mà chọn phương pháp tưới cho phù hợp. Trong điều kiện ở nước ta cây nho được trồng chủ yếu trên đất bằng phẳng, cách rẻ tiền nhất là tưới tràn hoặc tưới theo rãnh.
- Hiện nay ở các vùng trồng nho Ninh Thuận phương pháp phổ biến là tưới rãnh. Trên đất nhẹ, nho thường bị tuyến trùng phá hại nặng, rễ cây khó có thể cung cấp đủ nước, vì vậy cần tưới chu kỳ ngắn hơn và lượng nước nhiều hơn so với đất không có tuyến trùng phá hại.
Nước được tưới theo rãnh nho
2.3. Cách tiến hành
- Khi trời nắng từ 5-7 ngày tưới một lần, nước được bơm lên dẫn theo rãnh chảy theo từng luống nho. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.
- Trong một chu kỳ sinh trưởng của cây nho, thông thường tưới lần đầu tiên 2-3 ngày sau khi cắt cành, khi vết cắt đã khô. Sau đó tưới định kỳ 7-10 ngày/lần tùy theo từng loại đất.
- Trong thời gian 5-7 ngày khi cây nho đang nở hoa thì không tưới hoặc nếu tưới thì lượng nước cần thấp để giúp cho việc đậu quả tốt hơn. Nếu tưới nước nhiều và thường xuyên hơn trong giai đoạn trước khi đậu quả làm cho ngọn sinh trưởng mạnh, ngăn chặn sự đậu quả.
- Giai đoạn quả đã hình thành tới chín, đặc biệt là thời kỳ quả mau lớn cây nho đòi hỏi lượng nước lớn hơn để quả phát triển. Vì thế có thể rút ngắn chu kỳ tưới hoặc tăng lượng nước cho mỗi lần tưới. Nếu thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm cho quả nhỏ. Vì vậy cần phải xác định lượng nước tưới phù hợp. Trước khi thu hoạch 7-10 ngày ngưng tưới để làm tăng chất lượng quả nho, giúp quả có màu đẹp và không bị mềm sau khi thu hoạch.
- Trong thực tế sản xuất việc xác định lượng nước tưới là rất khó, nó phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, đất đai, giống và kỹ thuật canh tác. Ở các nước tiên tiến ngưới ta tưới nước thông qua việc xác định ẩm độ đất bằng áp lực kế.
- Đối với điều kiện nước ta cách đơn giản nhất đối với nông dân là dùng xẻng đào xuống độ sâu 30cm để thăm dò độ ẩm trước khi tưới. Tưới sao cho đảm bảo nước đủ thấm tới độ sâu 50-60 cm vì bộ rễ nho tập trung tới 90% ở tầng 0-30 cm, không để nước ứ đọng lâu trên hầm.
Tưới nước theo phương pháp tưới theo rãnh cho nho
3. Thoát nước cho cây nho
3.1. Mục đích
- Cây nho rất sợ úng, vì trong điều kiện ngập nước vi sinh vật kỵ khí phát triển gây hại cho rễ, làm cho rễ nho có thể bị chết.Thoát nước để không làm hỏng bộ rễ và làm cản trở việc phòng trừ sâu bệnh vốn được quan tâm thường xuyên.
3.2. Yêu cầu
- Khi mưa lớn, những nơi đất trũng phải tiến hành thoát nước càng nhanh càng tốt
3.3. Cách tiến hành
- Những vùng có mực nước ngầm cao phải đào các mương tiêu quanh vườn nho hoặc vét rãnh sâu hơn để tạo điều kiện cho nước thoát nhanh ra các đường mương tiêu nước.
-
Kỹ thuật cắt tỉa cành quả cho cây nho
Cắt cành là việc làm quan trọng trong nghề trồng nho, để loại bớt đi những bộ phận của cây nho như cành, ngọn, lá ... Cây nho ra hoa ở những cành non.
-
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân thúc cho cây nho
Bón phân nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho để sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
-
Hướng dẫn kỹ thuật làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho
Tìm hiểu về cách làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho. Cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho sẽ giúp nảy mầm và ra hoa.
-
Hướng dẫn sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây nho đạt tỷ lệ cao
Các chất điều hòa sinh trưởng đang được sử dụng rộng rãi ở các vùng trồng nho hiện nay với nhiều mục đích khác nhau như làm tăng đậu quả, tăng kích thước quả và kích thích quả không hạt...
-
Hướng dẫn cách xới xáo, làm cỏ cho cây nho
Cỏ dại là nơi trú ngụ của một số sâu bệnh hại nho.Vì vậy cần loại bỏ cỏ dại để tránh sự lây lan sâu bệnh sang nho và tránh sự tranh chấp dinh dưỡng, nước giữa cỏ dại với nho.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà