Hướng dẫn cách xới xáo, làm cỏ cho cây nho
Cỏ dại là nơi trú ngụ của một số sâu bệnh hại nho. Loại bỏ hết cỏ dại trong vườn nho để tránh sự tranh chấp dinh dưỡng, nước giữa cỏ dại và cây nho, cũng như loại bỏ nguồn sâu bệnh có thể từ cỏ dại lây lan sang nho.
1. Tác dụng của việc làm cỏ
Làm cỏ là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc nho sau khi trồng.
Làm cỏ có tác dụng:
+ Giúp cây nho sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, nước với cây nho, giúp cây nho hút được chất dinh dưỡng đầy đủ nhất. Hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh, giảm số lượng nho bị phá hoại do sâu bệnh, tăng năng suất.
Các loại cỏ dại trong vườn nho
2. Kỹ thuật làm cỏ
- Làm cỏ tuy đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nho. Đồng thời làm cỏ không đúng kỹ thuật sẽ gây tốn công lao động, cỏ nhanh mọc lại.
2.1. Số lần làm cỏ trong năm
- Một năm làm cỏ từ 4-6 lần tùy theo tình hình cỏ mọc. Sau trồng 1-2 tháng tiến hành làm cỏ lần một.
2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc
- Làm cỏ gốc: là làm sạch cỏ xung quanh gốc nho từ gốc ra 20-30cm
- Dùng cuốc xới phá váng kết hợp làm sạch cỏ.
Làm cỏ bằng xà bách két hợp với phá váng
- Ở sát gốc nho cần nhổ cỏ bằng tay, để vườn nho luôn thông thoáng và sạch cỏ dại.
Làm cỏ bằng tay ở sát gốc nho
2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng
- Làm cỏ trắng: là làm sạch cỏ trên toàn bộ diện tích vườn nho. Sau khi thăm đồng thấy lượng cỏ nhiều cần tiến hành làm cỏ:
+ Biện pháp thủ công: Dùng cuốc, cuốc sạch gốc cỏ rồi đánh tơi để cỏ nhanh chết.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ. Chú ý tránh làm ảnh hưởng đến nho.
3. Xới xáo
3.1. Mục đích
- Việc xới xáo đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng, tăng cường oxy, điều hòa chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất.
- Trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây nho dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, phát triển hệ thống rễ.
3.2. Kỹ thuật xới xáo
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản định kỳ khoảng 15-20 ngày nên xới xáo và làm cỏ quanh gốc 1 lần (khoảng 2-3 lần tưới nên xới nhẹ 1 lần).
- Lần đầu xới cách gốc 20 cm.
- Các lần sau xới xa gốc dần theo tán lá.
- Với những vườn nho đang kinh doanh, dưới tán thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng thì mỗi vụ nên xới xáo một lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp với bón phân.
Vườn nho kinh doanh
-
Các tiêu chí kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xạ đen
Các tiêu chí kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây xạ đen đơn giản và đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất....
-
Kỹ thuật cắt tỉa cành quả cho cây nho
Cắt cành là việc làm quan trọng trong nghề trồng nho, để loại bớt đi những bộ phận của cây nho như cành, ngọn, lá ... Cây nho ra hoa ở những cành non.
-
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân thúc cho cây nho
Bón phân nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho để sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
-
Kỹ thuật chăm sóc quả nho cho năng suất cao
Đối với cây nho sau thụ phấn và thụ tinh xong, nhị thường bám vào quả non sẽ là nơi trú ngụ của một số sâu bệnh như: bọ trĩ, nấm gây bệnh thán thư...
-
Hướng dẫn kỹ thuật làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho
Tìm hiểu về cách làm giàn, cắt cành, tạo tán cho cây nho. Cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho sẽ giúp nảy mầm và ra hoa.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà