Hướng dẫn kỹ thuật bón lót cho cây nho
- Bón lót là gì? Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho. Một số loại phân mà chất chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nằm phần lớn ở dạng khó tiêu hoặc chậm phân giải. Vì vậy cần có thời gian cho sự chuyển hoá các chất này sang dạng dễ tiêu hơn. Do đó, các loại phân này cần được bón sớm để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây nho.
Các loại phân sử dụng bón lót gồm:phân hữu cơ, phân lân và vôi.
1. Cách bón và xử lý phân hữu cơ cho cây nho như thế nào?
- Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu cơ vi sinh phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, chất thải thô của công nghiệp chế biến nông sản đã được ủ hoai mục. Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm, lân, kali và các chất vi lượng nhưng hàm lượng thấp.
Hình 1: Ủ phân hữu cơ
1.1 Tác dụng của phân hữu cơ
- Làm cho đất có kết cấu tốt, đất tơi xốp, thoáng khí.
- Giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ cho cây sử dụng.
- Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Bo, Cu, Mo…là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu được.
- Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất, cải tạo đất.
Hình 2: Phân hữu cơ được ủy thành đống
1.2. Liều lượng bón phân hữu cơ
Liều lượng bón phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Khả năng đầu tư.
- Độ phì nhiêu của đất.
Thông thường liều lượng bón phân hữu cơ để bón lót cho đất trồng nho từ 30 - 50 tấn/ ha.
1.3. Cách bón phân hữu cơ cho cây nho
- Trộn lớp đất mặt với khoảng từ 10 – 20 kg phân hữu cơ, 0,3 – 0,5 kg vôi và 0,3 – 0,5 kg lân, sau đó cho phân đã trộn xuống hố rồi dùng đất còn lại lấp gần đầy miệng hố để kín phân và hạn chế cỏ mọc.
- Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này.
- Việc trộn phân, lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 20 ngày.
* Ngoài ra có thể đưa phân hữu cơ, lân, vôi xuống hố sau đó đưa lớp đất mặt trộn đều phân và lấp kín bằng mặt.
Hình 3: Trộn phân
2. Sử dụng vôi để bón lót cho cây nho
2.1.Tác dụng của vôi trong việc bón lót
Trong nông nghiệp vôi thường được sử dụng ở dạng vôi bột: bột đá vôi (CaCO3) hoặc vôi sống (CaO).
Tác dụng của vôi:
- Khử chua, huy động chất dinh dưỡng cho cây.
- Tăng cường hoạt động của vi sinh vật.
- Làm đất tơi xốp dễ cày bừa.
- Làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất.
2.2. Liều lượng bón vôi cho cây
Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH (đây là ký hiệu để chỉ độ chua).
Bảng 1: Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH
Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pHKCl < 5,5 thì cần phải bón vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 2: Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất
Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất có thể bón lượng vôi khoảng 500- 1000kg vôi/ha.
2.3. Cách bón vôi cho cây
Có 2 cách bón vôi:
- Rải đều vôi trên mặt ruộng sau đó cày hoặc bừa đảo đều. Chú ý khi bón vôi phải đi lùi ngược chiều gió tránh vôi tiếp xúc vào mắt, gây hại mắt.
- Vôi bón chung với phân hữu cơ, phân lân cho vào hố, sau đó trộn đều với lớp đất mặt trong hố rồi lấp đầy hố trước khi trồng mới.
Hình 4: Bón vôi với phân lân trước khi trồng
3. Sử dụng lân bón lót cho nho
Do đặc tính của cây trồng là có nhu cầu lân rất sớm, lúc cây còn nhỏ để bộ rễ phát triển, mặt khác khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ ngay, sau đó mới giải phóng dần vào dung dịch đất cho nên lân cần phải tập trung bón lót.
3.1. Lân có vai trò rất quan trọng
- Giúp cây nho đâm nhiều rễ.
- Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh.
- Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn.
- Lân tham gia cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong cây, lân là thành phần của một số men để xúc tiến quá trình sinh hóa trong cây.
- Lân giúp cây phân cành, ra hoa thuận lợi, làm quả to, vỏ quả mỏng, màu sắc đẹp, cũng như xúc tiến quá trình hút đạm của cây.
3.2. Liều lượng bón lân
Lượng phân lân nguyên chất bón lót tùy vào mật độ và khả năng đầu tư mà có thể biến động từ 150 – 180 kg/ha,
Như vậy, nếu sử dụng supe lân thì bón với liều lượng từ 837 – 937 kg/ha, nếu dung lân nung chảy thì khoảng 882 – 1000kg/ha.
Loại phân lân thường sử dụng:
- Lân supe: hàm lượng P2O5 16-18%
- Lân nung chảy: hàm lượng P2O5 15-17%.
Hình 5: Phân lân bón lót
Bảng 3: Lượng phân lân có thể bón theo khả năng đầu tư (kg/ha)
3.3. Cách bón lân cho cây nho
- Phân lân cần có thời gian để hòa tan vì vậy nên tiến hành bón sớm, sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất. Lân ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần.
- Thông thường mỗi hố bón từ 0,3 – 0,5kg lân kết hợp với phân hữu cơ
và vôi.
- Có 2 cách bón phân lân:
+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi với lớp đất mặt, sau đó cho vào hố trước khi trồng mới.
+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi trong hố trồng.
Hình 6: Trộn đều lân, vôi trước khi trồng
-
Kỹ thuật tưới cây chanh bằng đầu nhỏ giọt và dây nhỏ giọt cuốn quanh gốc
Sử dụng cách thức phối hợp đầu nhỏ giọt và dây nhỏ giọt cuốn quanh gốc giúp cung cấp nước đều đặn. Nhằm giữ độ ẩm cho đất, giúp cây chanh phát triển sinh trưởng mạnh,...
-
Kỹ thuật cắt tỉa cành quả cho cây nho
Cắt cành là việc làm quan trọng trong nghề trồng nho, để loại bớt đi những bộ phận của cây nho như cành, ngọn, lá ... Cây nho ra hoa ở những cành non.
-
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân thúc cho cây nho
Bón phân nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho để sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
-
Hướng dẫn sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây nho đạt tỷ lệ cao
Các chất điều hòa sinh trưởng đang được sử dụng rộng rãi ở các vùng trồng nho hiện nay với nhiều mục đích khác nhau như làm tăng đậu quả, tăng kích thước quả và kích thích quả không hạt...