Bí quyết trồng hành, tỏi năng suất cao
Miền Bắc Việt Nam có khí hậu đặc trưng với mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm tạo điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng, trong đó có hành và tỏi. Nhiệt độ thấp vào mùa đông giúp củ hành, tỏi tích lũy nhiều dưỡng chất tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình là những địa phương có diện tích trồng hành, tỏi lớn trong vụ đông mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
1. Thời vụ trồng hành tỏi
Hành và tỏi thường được gieo trồng vào tháng 10 và 11 dương lịch. Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Việc lựa chọn đúng thời vụ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
2. Chuẩn bị đất trồng
Yêu cầu đất: Đất trồng hành, tỏi cần tơi xốp, giàu mùn và thoát nước tốt.
Kỹ thuật làm đất: Làm đất thật kỹ, lên luống cao khoảng 20-25 cm, rộng 1-1,5 m và rãnh thoát nước rộng 30 cm. Việc này giúp đất thoát nước tốt hơn, tránh hiện tượng ngập úng.
3. Tưới nước hợp lý
Hành và tỏi là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Do đó, cần chú ý:
Tưới nước đủ ẩm, không để đất quá khô hoặc quá ướt.
Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào lúc nắng gắt để hạn chế cháy lá.
Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên, đảm bảo đất luôn giữ độ ẩm vừa phải.
4. Chăm sóc và phòng bệnh
Để tăng cường hiệu quả kích thích rễ và cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây trồng, ngoài việc bón phân NPK, sử dụng NPK 4-1-1, Chitosan, Amino Acid, TE với liều lượng 1L cho 300L nước để phun hoặc tưới cho cây. Đặc biệt, để tối ưu hóa hiệu quả nên phối hợp với Auxin NAA ở nồng độ 2-3ppm và Compound Sodium Nitrophenolate (Atonik) ở nồng độ 6-10ppm.
Khi cây bắt đầu phát triển củ bổ sung Kali Sunphat với liều lượng 20g cho mỗi bình 16L nước sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn và tăng chất lượng củ.
Sâu bệnh hại: Trong hai tháng đầu tiên, cần tích cực thăm đồng để sớm phát hiện các triệu chứng bệnh trên cây. Một số bệnh thường gặp trên hành tỏi như bệnh khô đầu gây vàng lá từ đầu xuống và làm giảm năng suất
Biện pháp phòng tránh: Theo dõi tình trạng cây, đặc biệt khi thời tiết nóng hoặc đất thiếu nước. Để phòng trừ bệnh nên sử dụng Bacillus subtilis để phòng bệnh, liều lượng 1g cho 1L nước, phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần.
-
Hướng dẫn trồng, chăm sóc và bón phân cho cây tỏi ta
Đất trồng tỏi phải thoát nước tốt. Luống rộng 1,2-1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống rạch hàng bón phân, mỗi luống trồng 6 hàng, mỗi hàng cách nhau 20cm...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây tỏi tây
Tỏi tây là một loại rau gia vị cao cấp, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình các vùng chuyên canh rau như Hà Nội, Hải Phòng...
-
Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt
Lượng phân bón cho hành tây tính trên 1000 mét vuông như sau: Phân chuồng 1,5-2 tấn; đạm Urê 18-20 kg; Supe lân 40 kg; Kali Sulfat 20 kg...
-
Bật mí công thức cho cây hành phát triển toàn diện, nói không với “Cháy đầu lá”
Là công thức toàn diện có đạm cao từ nguồn gốc hữu cơ, có thể sử dụng cho mọi cây trồng từ giai đoạn kiến thiết, phục hồi. Đặc biệt với các loại cây ăn lá và canh tác theo hướng hữu cơ an toàn.