Bật mí công thức cho cây hành phát triển toàn diện, nói không với “Cháy đầu lá”
Hành – một loại cây gia vị khá quen thuộc đối với các bữa cơm trong gia đình. Tuy nhiên để có được những cây hành xanh tốt, kháng bệnh tốt thì cũng đang là vấn đề trăn trở đối với các nhà vườn.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn công thức cho cây hành đạt hiệu quả cao đặc biệt tăng sức đề kháng, chống lại một số bệnh thường gặp trên cây hành.
Thứ nhất: Một số đặc tính của cây hành cần lưu ý khi sử dụng phân bón
- Là loại cây khá nhạy cảm với các loai phân bón, nên không nên sử dụng với liều lượng cao.
- Nên khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như sương muối, sốc nhiệt, mưa nhiều kém.
- Là loại cây có chiều cao thân thấp (khoảng cách từ thân xuống đất thấp nên cần chọn phương hướng canh tác tốt, tránh ảnh hướng quá nhiều tới hệ vi sinh vật trong đất.
Thứ hai: Công thức áp dụng cho cây hành
- Đối với bón gốc: Áp dụng cho 1000m2: Phân gà nở: 60kg, NPK 20-20-15: 10kg.
- Đối với phân bón lá: Áp dụng công thức NPK 4-1-1 + TE Chitosan.
Cách phối trộn 10L thành phẩm NPK 4-1-1 + TE Chitosan.
+ Hòa 9L nước với các nguyên liệu như Amino Acid 45% (2800g), MAP 12-61 (250g), KNO3 (Kali Nitorat) (300g), Chitosan 90% (400g), Canxi Chelate (Ca-EDTA-10) (200g), và Combi Chelate 01 (200g). Khuấy đều cho đến khi các hoạt chất tan hết trước khi bổ sung thêm nước để đạt tổng thể tích 10L.
+ Dung dịch cần được bảo quản kín và sử dụng ngay hoặc để nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em
Lượng dùng: Nồng độ phun/tưới khuyến nghị: 1L sản phẩm pha loãng với 200-300L nước. Phù hợp cho việc tưới hoặc phun lên lá, đặc biệt hiệu quả cho rau ăn lá và cây ở giai đoạn bón thúc phát triển.
Kết hợp với Auxin NAA (2-3ppm) và Compound Sodium Nitrophenolate (Atonik) (6-10ppm) để tăng hiệu quả kích thích rễ và hấp thụ dinh dưỡng.
Những lý do nên sử dụng công thức 4-1-1 cho cây hành.
- Là công thức toàn diện có đạm cao từ nguồn gốc hữu cơ, có thể sử dụng cho mọi cây trồng từ giai đoạn kiến thiết, phục hồi. Đặc biệt với các loại cây ăn lá và canh tác theo hướng hữu cơ an toàn.
- Chứa các loại trung vi lượng cần thiết đảm bảo sự phát triển toàn diện từ đó tăng sức khỏe cho cây trồng.
- Công thức có chứa Amino Acid: cung cấp 17 loại Axit Amin cần thiết, hỗ trợ cải tạo đất, tăng sức chống chịu và khả năng phục hồi.
Thứ 3: Tại sao nói công thức trên có thể ngăn chặn được hiện tượng cháy đầu lá trên cây hành?
Đã có ý kiến cho rằng bệnh cháy đầu lá do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân do nấm một nấm Stemphylium botryosum Wv gây nên: Vậy Chitosan có thể giải quyết được nguyên nhân do nấm này vì Chitosan là loại có thể kiểm soát được vi khuẩn và nấm bệnh trong đất.
- Nguyên nhân do xót phân, cháy rễ: Auxin Alpha Na-NAA có thể giải quyết được vì là loại có tác dụng kích rễ, hồi rễ, khắc phục hiện tượng xót phân.
- Nguyên nhân do tụt Canxi: trong công thức có thành phần Canxi Chelate – là loại có khả năng hấp thu nhanh, cây dễ hấp thu.
Ngoài ra, một sản phẩm nên được dùng cho cây hành để giảm tác hại của sương muối, tránh sốc nhiệt cho cây hành đó chính là: Brass-Tria Plus với liều dùng 1g/18L nước.
Đối với trường hợp phun để đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng, tránh hiện tượng rửa trôi, tăng khả năng loang trải và bám dính nên sử dụng thêm Super Silicon 69.
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây hành lá
Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần chú ý sâu xanh da láng...
-
Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt
Lượng phân bón cho hành tây tính trên 1000 mét vuông như sau: Phân chuồng 1,5-2 tấn; đạm Urê 18-20 kg; Supe lân 40 kg; Kali Sulfat 20 kg...
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành lá cho năng suất cao
Hành lá là loại cây rau màu phổ biến trong các hộ gia đình, nó là loại gia vị cho các món ăn. Nhưng để trồng và chăm sóc cây rau màu này cũng là kỹ thuật rất quan trọng.
-
Bán Chitosan 96-98% Vắc Xin cây trồng (dạng bột)
Là Vắc Xin thực vật, kháng nấm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cây trồng, ngăn chặn sự lây lan của vi sinh vật có hại trong đất...