Trắng lá
Triệu chứng bệnh trắng lá Phytoplasma
Có 5 loại hình biểu hiện triệu chứng như sau:
+ Loại hình 1: Tất cả các lá trên cây đều bị trắng và có biểu hiện bị hoại tử từ đầu mép lá trở vào, trên nền trắng và có các vết màu đỏ, cây bị bệnh còi cọc sau đó lụi dần và chết.
Bệnh trắng lá mía Phytoplasma
+ Loại hình 2: Lá bị mất diệp lục và tất cả các lá trên cây đều bị trắng hơi có màu lá mạ nhợt, lá mầm hẹp, cây lùn mọc nhiều nhánh, không có biểu hiện trắng lá ở bẹ lá.
+ Loại hình 3: Cây vẫn bình thường, lá bị trắng từng băng hoặc đám, ít thấy trắng toàn bộ lá. Mép lá hoặc trên phiến lá có các gợn sóng hoặc xun lại, ngọn lá bị xoắn, những cây bị rất nặng toàn bộ phiến lá chuyển màu nhưng trên lá vẫn còn các vân vệt màu xanh.
+ Loại hình 4: Cây phát triển bình thường, trên lá có các sọc trắng chạy song song với gân lá, trên đốt thân thỉnh thoảng có chồi mọc chồi. Nếu cây bị bệnh nhẹ khi gặp thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt cây có thể tạm thời hồi phục và vẫn cho thu hoạch, tuy nhiên năng suất và chất lượng đều giảm. Năm sau từ các gốc này cây mới mọc lên có biểu hiện bệnh nhưng ở mức độ nặng hơn.
+ Loại hình 5: Cây bị lùn, lá ngắn và cứng, trên khóm mía thường mọc nhiều chồi màu vàng. Trên phiến lá có các vết, dải màu trắng nằm trên nền màu vàng xanh, cây sẽ bị chết sau đó một vài tháng.
Tác nhân gây bệnh trắng lá: là do Phytoplasma gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh trắng lá Phytoplasma
Rầy truyền bệnh trắng lá mía Matsumuratettix hiroglyphicus
Trên thế giới, bệnh trắng lá mía lây truyền qua hom hoặc qua tác nhân trung gian là con rầy Matsumuratettix hiroglyphicus Mats. Hiện nay, ở nước ta chưa xuất hiện loài rầy này, nên bệnh trắng lá được cho là đang lây lan qua hom. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Biện pháp phòng trừ bệnh trắng lá Phytoplasma
Bệnh trắng lá mía do Phytoplasma gây ra, đây là trung gian giữa vi khuẩn và vi rus nên rất khó phòng trừ, hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh trắng lá mía do Phytoplasma gây ra nên biện pháp phòng bệnh là chủ yếu, cần áp dụng các biện pháp đồng bộ sau:
- Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy cây bị bệnh và rắc vôi vào hốc những cây bị bệnh để hạn chế lây lan, với những diện tích mía bị nhiễm nặng cần tiến hành cày tiêu hủy sau đó luân canh 1-2 năm với các cây trồng khác trước khi trồng lại mía.
- Đối với diện tích mía chuẩn bị trồng mới nên chọn các loại giống năng suất cao, có khả năng chống chịu với sâu bệnh cao như K88-200, MY 5514, K84-200, ROC 16, Uthong 3…
- Tuyệt đối không sử dụng hom giống ở những ruộng bị bệnh làm giống, trước khi trồng hom giống cần được xử lý ngâm nước nóng 50-540C trong thời gian 60 phút hoặc với dung dịch kháng sinh ledermycin, tetracycline với nồng độ 500ppm để trừ phytoplasma.
- Không vận chuyển mía từ vùng bị nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây mía để phòng trừ kịp thời, đặc biệt rầy môi giới truyền Phytoplasma (Matsumuratettix hiroglyphicus).
- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK theo qui trình, làm sạch cỏ dại, khuyến cáo nông dân trồng mía xen lạc hoặc cây họ đậu để bổ sung dinh dưỡng cho đất tạo điều kiện cho cây sinh trưởng khỏe.
- Theo dõi chặt chẽ các vườn mía nếu thấy xuất hiện bọ rầy, rệp sáp hại ở đốt mía, phải phun thuốc diệt trừ không để chúng lây lan bệnh trên đồng ruộng, có thể phun trừ bằng các thuốc như: Bassa 50EC nồng độ pha 0,1-0,2%; Trebon 10ND nồng độ pha 0,1-0,2%...
- Bệnh khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus)
- Bệnh khảm lá chùn ngọn trên các loại dưa và bấu bí
- Bệnh sùi cành chè (Bacterium gorlencovianum)
- Bệnh vàng lá, thối quả trên cà chua
- Bệnh đốm góc cây thuốc lá (Pseudomonas angulate Stapp)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith)