Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc
Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc và phá hại nhiều loài cây trồng khác rất phổ biến ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Úc.
Bệnh gây hại nghiêm trọng và là một hạn chế lớn cho nghề sản xuất lạc ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Uganda, v.v.
Ở nước ta và các nước Đông Nam Á, thiệt hại do bệnh gây ra trong phạm vi 5 - 80%, trung bình hàng năm từ 10 - 40% năng suất.
1. Triệu chứng
Bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại mạch dẫn, héo chết toàn cây nên triệu chứng đặc trưng nhất là bó mạch dẫn ở thân, cành, rễ bị biến màu nâu sẫm, trong đó chứa đầy dịch khuẩn nhầy dính.
Vì thế phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh héo vi khuẩn là cắt ngang một đoạn thân rễ, mạch dẫn nâu sẫm, ngâm chúng trong cốc nước thấy rõ dịch nhầy vi khuẩn chảy ra từ đầu lát cắt. Trên cây bệnh, lá bị héo rũ, màu xanh tái. Thông thừơng một vài cành nhánh bắt đầu héo, sau toàn cây bị héo rũ. Cuối cùng cây bị héo khô, rễ và quả lạc bị thối đen.
Triệu chứng xuất hiện ở cây con mới mọc sau khi gieo 2 - 3 tuần và trên cây lớn. Các cây con nhiễm bệnh nặng, héo chết nhanh nhưng trên đồng ruộng triệu chứng bệnh thể hiện rõ và nhiều nhất ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa trở đi.
Hình ảnh: Cây lạc bị bệnh héo xanh vi khuẩn
2. Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh là loại có tính chuyên hoá rộng, gây hại trên 278 loài cây thuộc 44 họ thực vật khác nhau, đặc biệt là cà chua, thuốc lá. Vi khuẩn gây bệnh trên một số cỏ như cỏ Stylosanthes, Ageratum conyzoides, Amaranthus (rau dền dại).
Tuy nhiên, loài vi khuẩn Pseudomonas solanacearum rất dễ biến dị và phân hoá hình thành nhiều races và biovars khác hẳn nhau về tính chuyên hoá ký chủ, tính gây bệnh và tính độc, phân bố khác nhau ở các vùng địa lý sinh thái.
Trong số 5 races, 5 ovars của loài Pseudomonas solanacearum đã được phát hiện và xác định có mặt ở mác vùng khác nhau trên thế giới, thì ở nước ta trong những năm gần đây mới chỉ phát hiện thấy trên cây lạc bị bệnh là do nhiễm races 1, biovars 3 và 4 (Nguyễn Xuân Hồng, 97).
Trong khi đó ở Mỹ, phổ biến là biovars 1 hại trên lạc. Vi khuẩn thuộc races 1 có cũng đặc điểm hình thái chung của loài là loại hình gậy, hai đầu tròn, kích thước 0,5 – 0.8 x 0,9 - 1,5 µm, gram âm, có thể gây hại trên lạc và các cây họ cà.
Phân biệt biovar sở sinh hoá, phản ứng oxy hoá 6 loại hydrate carbon tạo ra axit, cho thấy biovar hoá (cho phản ứng +) với cả 6 loại lactose, maltose, cellobiose, dulcitol, mannitol a sorbitol. Biovar 4 chỉ oxy hoá 3 loại rượu dulcitol, mannitol và sorbitol và không cho hản ứng + với 3 loại đường lactose, maltose, cellobiose. Chúng đều có khả năng khử rat và không có khả năng phân huỷ esculin, tinh bột. Không tạo ra indol. Trên mỗi trường PPSA khuẩn lạc tròn, bóng, màu trắng kem. Các biovars hại trên lạc thường có tính độc cao, phổ biến rộng ở vùng châu Á và châu Phi.
Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn linh trưởng, sinh sản là 25 - 35°C. Đất có độ ẩm cao > 60% và độ pH = 6,8 thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
Nguồn bệnh vi khuẩn chủ yếu ở trong đất. Vi khuẩn là loại bảo tồn, sống lâu dài ở trong đất. Vi khuẩn cũng bảo tồn lâu dài trong tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng và là một trong những nguồn bệnh chủ yếu truyền lan bệnh cho vụ sau.
Vi khuẩn cũng có thể tuyền qua hạt giống (Machmud, Middleton, 1991) nhưng tỉ lệ hạt giống mang bệnh rất thấp nên có ý nghĩa thứ yếu trong bảo tồn nguồn bệnh. Vi khuẩn cũng có thể gây hại và lưu trữ trên một số loài cỏ dại trên đồng ruộng.
Mức độ phát triển của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, mùa vụ gieo trồng, loại đất, giống lạc và các kỹ thuật canh tác, luân canh, v.v...
Bệnh phát triển mạnh, thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nhất là ở nhiệt độ 25 - 35°C, cho nên bệnh gây hại chủ yếu là ở vùng nhiệt đới. Bệnh hại nặng hơn trong vụ lạc xuân, trên đất cát pha, thịt nhẹ, trên đất nghèo chất hữu cơ, độc canh cây ký chủ vv.....
Bệnh phát triển kém, mức độ nhiễm bệnh nhẹ trên các chân ruộng luân canh lạc với lúa nước và các loài cây phi ký chủ, trên đất kiềm hoặc bón vôi.
Các giống lạc hiện trồng phổ biến ở nước ta như Sen lai, Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang, Trạm Xuyên, v.v... đều nhiễm bệnh nặng.
Nhiều giống lạc kháng bệnh đã được chọn lọc lai tạo có năng suất được trồng trong sản xuất hoặc dùng làm vật liệu khởi đầu cho gen kháng vi khuẩn héo xanh đã được sử dụng ở một số nước như giống kháng Schwarz 21, Gajah, Kidang, Tupai (Indonesia), Yeu You - 79, Yeu You 200 (Trung Quốc), MD - 7 và MD - 9, Gié Nho Quan (Việt Nam).
4. Biện pháp phòng trừ
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:
- Biện pháp kỹ thuật canh tác:
+ Luân canh lạc với lúa và các loài cây phi ký chủ như ngô, mía, bông.
* Ngâm ngập nước ruộng trong 15 - 30 ngày trước khi gieo trồng lạc. Nơi không có điều kiện ngâm nước, có thể cày đất phơi ải khô để hạn chế tích luỹ vi khuẩn trong đất vì chúng mẫn cảm với điều kiện khô hoặc ngập nước.
+ Vệ sinh thực vật: tiêu huỷ tàn dư, diệt cỏ dại là ký chủ (cỏ hoa cứt lợn, rau dền dại).
+ Dùng hạt giống khỏe, sạch bệnh, giữ hạt giống khô có ẩm độ < 9%.
+ Điều chỉnh thời vụ, tránh gieo hạt trùng với thời kì nhiệt độ cao, mưa ẩm. Thu hoạch sớm, kịp thời, tránh thu hoạch muộn.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vôi.
- Biện pháp sử dụng giống chống bệnh:
Đây là biện pháp cơ bản nhất, rẻ tiền, dễ áp dụng, hiệu quả cao.
• Nhiều giống lạc chống bệnh héo xanh vi khuẩn, có năng suất cao có giá trị kinh tế đã được lai tạo và ứng dụng trong sản xuất ở Trung Quốc, Indonesia, CIP, cần được khảo nghiệm trong điều kiện nước ta để lựa chọn thêm các giống mới như KPS - 13, và KPS - 18, MD - 7 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo.
• Sử dụng kỹ thuật ghép cà chua trên gốc ghép cà chống bệnh EG-273 để sản xuất cây giống chống bệnh.
- Biện pháp sinh học:
+ Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng. Nhiều loại vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây bệnh héo xanh sống ở trong đất như Pseudomonas cepacia, Pseudomonas Juorescens, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, v.v...
+ Bón phân hữu cơ tạo điều kiện và làm tăng hoạt động ức chế của các vi sinh vật đối kháng ở trong đất, làm giảm bệnh héo xanh.