Bệnh khảm sọc hại chuối
Bệnh được phát hiện đầu tiên ở châu Phi (1974) trên giống chuối Poyo, sau đó bệnh phát triển trên nhiều vùng sản xuất chuối ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Úc và các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippin.
Bệnh có thể gây thiệt hại đến năng suất khi cây chuối bị nhiễm một số chủng có độc tính cao.
1. Triệu chứng
Triệu chứng phụ thuộc vào các chủng và giống chuối. Phần lớn thể hiện trên phiến lá vết khảm sọc đứt đoạn màu vàng sáng, khi soi lên ánh sáng trông gần như vết thủng hình sóc ngắn trên lá.
Sau vết bệnh chuyển màu nâu đen, một số chủng virus gây hiện tượng thối ngọn hoặc thân, cây chết, buồng nhỏ, quả biến dạng.
Hình ảnh: Bệnh khảm sọc trên lá chuối
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do Banana streak Virus (BSV), virus hình gậy, kích thước 120 - 150 x 30 nm (một số isolate có thể dài đến 1500 nm).
Sợi ADN kép, kích thước khoảng 7,4 Kb. Virus thuộc nhóm Badnavirus.
Bệnh không lan truyền qua tiếp xúc cơ học. Virus truyền theo kiểu nửa bền vững qua rệp cam chanh Planococcus citri và rệp mía... Bệnh có thể truyền qua chồi và nhân giống vô tính.
Tách virus gây bệnh: Virus có mức độ phản ứng huyết thanh đa dạng đối với các chủng khác nhau. Một số chủng không có mối quan hệ trong phản ứng huyết thanh.
Phạm vi ký chủ: Mía Saccharum officinarum, chuối sợi (AAB) và cây Canaedulis.
3. Biện pháp phòng trừ
Khó khăn do có sự đa dạng về phản ứng huyết thanh và virus có thể truyền qua cây nuôi cấy mô.
Nhổ bỏ cây bệnh, dùng giống khoẻ sạch bệnh để hạn chế bệnh lây lan và phòng trừ côn trùng môi giới.
- Bệnh khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus)
- Bệnh khảm lá chùn ngọn trên các loại dưa và bấu bí
- Bệnh sùi cành chè (Bacterium gorlencovianum)
- Bệnh vàng lá, thối quả trên cà chua
- Bệnh đốm góc cây thuốc lá (Pseudomonas angulate Stapp)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith)