Bệnh khảm lá dưa chuột
Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, gây hại trên nhiều loại cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Ở nước ta bệnh gây hại mạnh trên nhiều cây trồng quan trọng thuộc họ bầu bí, họ cà, họ đậu, cây dược liệu, cây ăn quả và nhiều loại hoa cây cảnh
1. Nguyên nhân gây bệnh khảm lá dưa chuột
- Bệnh khảm lá dưa chuột do virus Cucumber mosaic virus (CMV) gây ra. Virus này có hình cầu, đường kính 28nm, và trọng lượng phân tử từ 5.0 đến 6.7 x 10^6. CMV lây truyền qua tiếp xúc cơ học và dễ dàng lan truyền bởi các loài rệp muội. Ngoài ra, virus này còn có thể truyền qua hạt của một số loài cỏ và tơ hồng.
2. Triệu chứng bệnh khảm lá dưa chuột
- Lá: Trên lá non xuất hiện các vết khảm loang lổ với màu xanh đậm và xanh vàng xen kẽ nhau. Lá cây thường bị biến dạng, phiến lá trở nên gồ ghề. Khi bệnh nặng, lá sẽ nhỏ hẹp và co quắp.
- Quả: Quả bị bệnh sẽ nhỏ và biến dạng, trên vỏ quả xuất hiện các đốm xanh đậm và xanh nhạt loang lổ.
3. Đặc điêm phát sinh phát triển bệnh khảm lá dưa chuột
- Virus có thể gây hại cho cây từ giai đoạn cây con cho đến khi ra hoa và hình thành quả. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 20-22 độ C, trong điều kiện ánh sáng yếu và mật độ cây trồng dày đặc. Đặc biệt, bệnh lây lan mạnh trong vụ đông xuân.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh bệnh khảm lá dưa chuột
- Chọn giống cây khỏe mạnh, có khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh, đồng thời phun thuốc trừ rệp muội để hạn chế sự lây lan của bệnh.
- Vệ sinh và khử trùng dụng cụ thu hái, hạn chế gây vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc.
- Bệnh khảm lá chùn ngọn trên các loại dưa và bấu bí
- Bệnh sùi cành chè (Bacterium gorlencovianum)
- Bệnh vàng lá, thối quả trên cà chua
- Bệnh đốm góc cây thuốc lá (Pseudomonas angulate Stapp)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith)
- Bệnh khảm sọc hại chuối (Banana streak virus (BSV))