Thối thân

Cây trồng bị hại: Cây ngô (cây bắp)
Tên khoa học: Fusarium moniliforme Sheld

Triệu chứng gây bệnh thối thân do nấm trên cây ngô (cây bắp):

Thân cây ngô bị bệnh thối thân do nấm, biện pháp phòng trừ bệnh

Thân cây ngô (cây bắp) bị bệnh thối thân do nấm

Bệnh xuất hiện và gây tác hại ở hầu hết các vùng trồng ngô (cây bắp), thường thể hiện rõ vào giai đoạn cây ngô (cây bắp) tung phấn, trỗ cờ. Lá ngô (bắp) bị bệnh chuyển màu vàng khô và chết. Thân cây bổ đôi quan sát thấy ruột có màu phớt hồng hay tím hồng. Lóng cây xốp, dễ bị đổ gẫy, hạt thường bị chín ép. Trên bộ phận bị bệnh có phủ một lớp nấm màu hồng.

Nguyên nhân bệnh thối thân do nấm trên cây ngô (cây bắp):

Bệnh do nấm Fusarium moniliforme gây ra. Nấm xâm nhập vào câyqua lỗ hở các tế bào, qua các vết thương cơ giới do xây xát ... Nấm gây bệnh truyền lan từ cây này sang cây khác hoặc vùng này qua vùng khác nhờ  gió, nước, động vật hoặc côn trùng. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện ấm và ẩm. Ruộng ngô (bắp) trồng dày, không được chăm sóc bóc tỉa, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Các giống ngô (cây bắp) lai LVN10, 919, ngô (bắp) Mỹ, DK888 bị nhiễm bệnh nặng hơn các giống ngô (bắp) địa phương. Bệnh gây hại nặng trên các vụ ngô (cây bắp) thu đông và xuân hè, nhưng hại nặng hơn ở vụ thu đông. Nấm bệnh tồn tại trong đất,  tàn dư cây bệnh và hạt giống là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng và trở thành nguồn bệnh cho vụ sau.

Biện pháp phòng trị bệnh thối thân do nấm trên cây ngô (cây bắp):

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Không chọn những ruộng ngô (bắp) bị bệnh để làm giống. Lựa chọn các giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng.

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh. Không gieo ngô (bắp) quá sâu, tạo độ thoát nước cho ruộng ngô (cây bắp).

+ Biện pháp sinh học:

+ Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichodema ủ với phân chuồng bón cho ruộng trước khi gieo, liều lượng 4kg/sào Bắc bộ (80 - 100kg/ha). 

- Biện pháp hóa học:

+ Xử lý hạt giống bằng thuốc Rovrral (2g/10kg hạt)

Nguồn: vaas.org.vn
DMCA.com Protection Status