Bệnh thối nõn hại cây dứa: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
1. Nguyên nhân gây bệnh thối nõn cây dứa
- Bệnh thối nõn, thối đỉnh sinh trưởng, và thối thân rễ ở cây dứa là do nhiều loại vi sinh vật gây ra, nhưng chủ yếu là nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinnamomi.
2. Đặc điểm phát triển phát triển
- Nấm này thuộc bộ Peronosporales, lớp nấm Oomycetes. Loại nấm phổ biến là P. nicotianae, có bào tử dài trung bình 375 μm, hình quả lê hoặc bầu dục, và có núm nhỏ. Nấm này có thể hình thành nhiều bào tử, tồn tại trong đất và tàn dư cây trồng, với đường kính trung bình 28 μm. Nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 28 - 30°C, không phát triển được ở nhiệt độ dưới 10°C hoặc trên 40°C. Môi trường pH lý tưởng cho sự phát triển của nấm là từ 5 đến 6. Điều kiện tối kích thích nấm sản sinh bào tử mạnh mẽ nhất.
3. Triêu chứng bệnh thối nõn cây dứa
- Bệnh này biểu hiện rõ rệt ở tim hoa và nõn cây dứa. Các phần bị ảnh hưởng chủ yếu bao gồm gốc cây, lá non, và đỉnh sinh trưởng. Những phần này sẽ bị thối rữa. Ban đầu, vết thối có màu vàng nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đen. Đặc biệt quan trọng là ở gốc lá, nơi có ranh giới rõ rệt giữa phần mô thối và phần mô chưa bị thối, với đường viền màu vàng nâu đậm. Khi bệnh tiến triển, phần gốc lá non và đỉnh sinh trưởng bị thối hoàn toàn. Khi sờ vào đầu gian cây bị bệnh, có thể thấy đường viền này chuyển sang màu nâu đậm hơn theo thời gian. Sau 4 - 6 ngày, lá cây có thể dễ dàng rụng khỏi thân. Lá bị bệnh sẽ chuyển màu từ xanh sang vàng, sau đó sang đỏ, mép lá cuộn vào trong và cuối cùng chết đi. Cây trưởng thành mang quả cũng bị ảnh hưởng, với cuống quả bị thối và quả gẫy rụng.
- Bệnh này thường gây hại nhiều ở giai đoạn cây non, khiến diện tích lớn cây dứa chết, tạo khoảng trống trong vườn. Tỉ lệ cây chết có thể lên tới 15 - 20%, thậm chí 80% trong một số trường hợp. Đối với cây trưởng thành, bệnh chủ yếu làm thối đỉnh sinh trưởng và vết thối lan dọc theo lõi thân, nhưng gốc rễ thường không bị hại.
4. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác
+ Tiến hành dọn dẹp tàn dư cây bệnh, tiêu hủy cây bệnh để tránh lấy lan nguồn bệnh trong vườn.
+ Xới xáo đất, làm đất kỹ tránh ứ đọng nước, không trồng dứa ở chỗ đất trũng.
+ Chọn giống khỏe, sạch bệnh, không lấy chồi ngọn, chồi thân ở cây bị bệnh để làm hom giống.
+ Luân canh với các cây trồng cạn khác (lạc, đậu đỗ)trong chu kỳ một năm trở lên.
- Bón phân hợp lý: cần bón NPK đầy đủ cân đối để tăng cường sức chống bệnh, dùng phân chuồng hoai mục để bón hoặc trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma.
- Biện pháp hóa học: Xử lý nhúng chồi giống vào dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0.2% hoặc dung dịch Phosacide 200 nồng độ 4%
Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc! Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng