Khô cành, khô quả, thán thư

Cây trồng bị hại: Cây cà phê
Tên khoa học: Colletotrichum sp., Colletotrichum spp.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh khô cành, khô quả Colletotrichum spp.:

Cây dễ bị bệnh trong điều kiện suy yếu do thiếu dinh dưỡng.

Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng mạnh nhất lúc cà phê ra hoa, kết quả và nuôi trái. Mưa nhiều vào chiều tối sẽ làm phát tán bào tử và xâm nhiễm vào quả. Bệnh nặng ở những vườn rậm rạp, chăm sóc kém, thiếu phân.

Khả năng gây hại của nấm Colletotrichum spp.:

Bệnh khô cành + Khô quả cà phê (thán thư)

Bệnh khô cành + khô quả cà phê (thán thư) do nấm Colletotrichum spp.

Bệnh gây hại trên lá, quả, cành cà phê.

-  Trên lá, triệu chứng ban đầu là những vết loang lổ màu nâu có nhiều vòng đồng tâm, sau đó lan rộng ra chuyển sang màu nâu sẫm hay đen. Các vết bệnh liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng.

-   Trên cành, bệnh xâm nhập vào các cành đang hóa gỗ, mang quả. Trên cành có những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần.

-   Trên quả, bị hại nặng lúc 6-7 tháng. Vết bệnh là những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình thù khác nhau. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ cuống quả hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước dễ đọng lại.

Bệnh nặng làm lá, cành, quả khô đen và rụng làm cành trơ trụi.

Biện pháp quản lý bệnh khô cành, khô quả Colletotrichum spp.:

- Bón phân cân đối, hợp lý cho cây.

- Trồng cây che bóng.

- Cắt, gom tiêu hủy những đoạn cành bị bệnh.

- Phát hiện sớm và phun thuốc hóa học như Sumi Eight 12.5 WP, Tilt Super 300EC, Amistar Top 250SC và luân phiên với các thuốc có hoạt chất Hexaconazole; Difenoconazole; (Mandipropamid + Chlorothalonil)…

Lưu ý: Nếu bệnh gây hại nặng thì nên phun cho đến khi bệnh dứt hẳn và thời gian cách nhau giữa 2 lần phun là 15 -20 ngày. (Phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Nguồn: scvcl-chem.com.vn, syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status