Cứng trái, hóa bần vỏ trái
Tác nhân: do virus Passion fruit woodiness (PWV) gây ra.
Triệu chứng bệnh cứng trái, hóa bần vỏ trái
Có sự biến động rất lớn về triệu chứng do PWV gây ra trên cây chanh dây (chanh leo) và tùy thuộc vào mùa vụ cũng có sự khác nhau trong cách thể hiện triệu chứng
Có 13 loại triệu chứng do PWV gây ra trên chanh dây bao gồm: trái chanh leo bất bình thường, lốm đốm điển hình trên lá, lốm đốm vàng, chùn đọt, từng mảng trong suốt, đốm vòng trên lá, đốm vòng trên trái, chấm nhỏ trên trái, dạng lá dương sĩ, vàng chóp lá, lốm đốm trên cuống, phình to dây. Trong đó, 11 triệu chứng đầu dễ thấy ở điều kiện ngoài đồng, trong khi đó 2 triệu chứng cuối thường thấy ở
Triệu chứng bệnh hóa bần do virus PWV trên quả và lá
Truyền bệnh cứng trái, hóa bần vỏ trái trên chanh leo
Bệnh này có thể lan truyền cơ giới qua chủng nhân tạo, truyền qua chiết ghép, truyền qua dụng cụ làm vườn nhưng không lan truyền qua hạt.
Trung gian truyền bệnh cứng trái, hóa bần vỏ trái
Bệnh này có thể lan truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphis gossypii và Aphis fabae dưới hình thức lan truyền không bền vững.
Biện pháp quản lý bệnh cứng trái, hóa bần vỏ trái chanh dây
- Sử dụng cây giống sạch bệnh từ đơn vị sản xuất có uy tín thông qua ghép từ mắt ghéo, gốc ghép sạch bệnh được nhân trong nhà lưới chống côn trùng.
- Chủng vaccine với dòng nhẹ (đang được chọn lọc)
- Hạn chế sự lan truyền qua dụng cụ làm vườn, trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.
- Tránh, hạn chế lây lan qua rầy mềm bằng cách kiểm soát rầy mềm qua các đợt đọt non
+ Sử dụng bẫy màu vàng để dự báo côn trùng chích hút, để phun xịt kịp thời.
+ Sử dụng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn: Confidor, Admire,… thuộc nhóm Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì
+ Sử dụng thuốc trừ sâu khác như Applaud, Trebon, Bassa, v.v.
+ Giai đoạn cây con nên bảo vệ trong vải mùng trắng (trong) cho từng cây hoặc lưới chuyên dụng chống côn trùng xâm nhập hoặc trồng trong nhà lưới (Đài Loan).
+ Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy mềm như cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và dưa chuột. Hạn chế trồng cây trên nền đất đã được trồng những cây này ít nhất trong 03 tháng.
+ Nếu có điều kiện sử dụng ong ký sinh hoặc côn trùng ăn mồi.
- Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô, bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm nhất là trong mùa mưa.
- Bệnh khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus)
- Bệnh khảm lá chùn ngọn trên các loại dưa và bấu bí
- Bệnh sùi cành chè (Bacterium gorlencovianum)
- Bệnh vàng lá, thối quả trên cà chua
- Bệnh đốm góc cây thuốc lá (Pseudomonas angulate Stapp)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith)