Bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào khoảng năm 1884 - 1885. Bệnh phổ biến ở hầu khắp các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Xaaylan. Ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa đã đươc phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa cũ. Đặc biệt, từ năm 1965 - 1966 trở lại đây, bệnh thường xuyên phá hoại một cách nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa trên các giống nhập nội có năng suất cao cấy trong vụ chiêm xuân và đặc biệt ở vụ mùa.
Mức độ, tác hại của bệnh phụ thuộc vào giống, thời kỳ bị bệnh của cây sớm hay muộn và mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ, bệnh làm cho lá lúa đặc biệt là lá đòng sớm tàn, nhanh chóng chết khô, bộ lá sơ xác, tỷ lệ hạt lép cao, năng suất giảm sút rõ rệt.
1. Triệu chứng gây hại của bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy tren ruộng từ sau khi lúa đẻ - trỗ - chín - sữa.
- Vết bệnh triệu chứng bạc lá lúa giai đoạn mạ: Triệu chứng gây bệnh không đặc trưng như trên lúa, do đó dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khô đầu lá lúa do sinh lý. Vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở mép lá, mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau, có màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác.
- Vết bệnh triệu trứng bạc lá lúa trên cây lúa giai đoạn sinh trưởng: Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ dệt hơn, tuy nhiên nó có thể biến đổi ít nhiều tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Vết bệnh từ mép lá, mút ls lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có vết bệnh từ ngay giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác.
Kết quả nghiên cứu của Bộ môn bệnh cây - Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam cho thấy: Có 2 loại hình triệu chứng của bệnh bạc lá lúa: Bạc lá gợn vàng và bạc lá tái xanh. Loại bạc lá gợi vàng phổ biến trên hầu hết các giống và các mùa vụ, còn loại hình bạc lá tái xanh thường chỉ xuất hiện trên 1 số giống lúa, đặc biệt đối với các giống lúa ngắn ngày, chịu phân, phiến lá to, thế lá đứng, ví dụ như giống T1, X1, NN27,...
- Thông thường ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt rõ ràng, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng hoặc không vàng, có khi chỉ là một đường viền màu nâu đứt quãng hay không đứt quãng.
- Cắt bỏ những đoạn vết bệnh dài 3 - 5cm, quấn bông thấm nước thành từng bó nhỏ đặt vào cốc nước vô trùng hoặc nước muối sinh lý 0,85% ngập 2/3. Trên cốc đậy nắp kín. Sau 2 - 3 giờ nếu trên các mô lá bệnh xuất hiện các giọt dịch nhỏ màu hơi vàng trên đầu lát cắt, đó là biểu hiện bệnh bạc lá vi khuẩn.
Lá lúa bị bệnh bạc lá
- Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, trên bề mặt vết bệnh dễ xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn hình tròn nhỏ, có màu vàng đục, khi keo đặc rắn cứng có màu nâu hổ phách. Chú ý dễ nhầm lẫn với bệnh vàng lá, khô đầu lá do sinh lý. Vì thế, việc chuẩn đoán nhanh nên áp dụng phương pháp giọt dịch.
Ruộng lúa bị cháy do bệnh bạc lá
2. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa
- Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa trước đây có tên là Pseudomonas oryzae, hoặc Phytomona ozyzae, về sau Downson đặt tên là Xanthomonas oryzae Dowson.
- Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae Dowson có dạng hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở một đầu, kích thước 1 - 2x 0,5 - 0,9 micrromet.
- Trên môi trường nhân tạo, khuẩn lạc vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae Dowson có dạng hình tròn, có màu vàng sáp, rìa nhẵn bề mặt khuẩn lạc ướt, hảo khí nhuộm gram âm. Vi khuẩn không có khả năng phân giải Nitrat, không dịch hóa gelatin, không tạo NH3, indol, nhưng tạo H2S, tạo khí nhưng không tạo axit trong môi trường có đường. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng từ 26 - 30 độ C, nhiệt độ tối thiểu là 0 - 5 độ C, tối đa là 40 độ C. Nhiệt độ làm vi khuẩn chết 53 độ C.
- Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae Dowson có thể sống trong phạm vi khá là pH khá rộng từ 5,7 - 8,5, thích hợp nhất là pH 6,8 - 7,2.
- Vi khuẩn xâm nhập có tính chất thụ động, có thể xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá, đặc biệt qua vết thương sây sát trên lá. Khi tiếp xúc với bề mặt có màng nước, vi khuẩn dễ dàng di động xâm nhập vào bên trong qua các lỗ khí, vi khuẩn dễ dàng di động xâm nhập vào bên trong qua các lỗ khí, qua vết thương mà sinh sản nhân lên về mặt số lượng, theo các bó mạch dẫn lan rộng đi.
- Trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, trên bề mặt vết bệnh tiết ra những giọt dịch vi khuẩn. Thông qua sự va chạm giữa các lá lúa, nhờ mưa gió truyền lan bệnh sang các lá khác để tiến hành xâm nhiễm lặp lại lặp lại nhiều lần trong thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Cho nên, bệnh bạc lá lúa tuy là một loại bệnh có cự ly truyền lan hẹp song nó còn tùy thuộc vào mưa bão xảy ra vào cuối vụ chiêm xuân và trong vụ mùa mà bệnh có thể truyền lan với phạm vi không gian tương đối rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành nhiều, đó là 1 trong những nguyên nhân quan trọng làm cho bệnh bạc lá phát sinh phát triển mạnh sau những đợt mưa xảy ra trong vụ chiêm xuân và vụ mùa.
3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh, mức độ lây lan của bệnh bạc lá lúa
Ở miền Bắc nước, bệnh có thể phát sinh phát triển ở tất cả các vụ trồng lúa. Vụ chiêm xuân, bệnh thường phát sinh vào tháng 3 - 4, phát triển mạnh hơn vào tháng 5 - 6 khi mà lúa chiêm xuân trỗ và chín, xong ở vụ chiêm xuân trỗ và chín, song ở vụ chiêm xuân mức độ bị bệnh thường nhẹ hơn, tác hại ít hơn so với vụ mùa trừ 1 số giống lúa xuân cấy muộn, nhiễm bệnh ngay từ khi lúa làm đòng thì tác hại của bệnh có thể sẽ lớn.
- Bệnh bạc lá lúa thường phát sinh và gây tác hại lớn trong vụ mùa. Bệnh có thể phát sinh sớm vào tháng 8, khi lúa để đến khi lúa làm đòng, trỗ - chín sớm sữa với các trà lúa sớm. Đối với các giống lúa mẫm cảm bệnh thường bị bệnh bệnh rất sớm và khá nặng, giảm năng suất nhiều. Các trà lúa cấy muộn trỗ vào tháng 10 thường bị bệnh nhẹ hơn, tác hại của bệnh cũng ít hơn.
- Nhìn chung, bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn cây lúa dễ nhiễm bệnh nhất, đó là lúc lúa làm đòng và chín sữa.
- Bệnh phát sinh phát triển mạnh và truyền lan nhanh trong điều kiện từ 26 - 30 độ C, ẩm độ cao từ 90% trở lên. Nếu nhiệt độ đảm bảo cho bệnh phát triển, thì ẩm độ, lượng mưa lớn có ý nghĩa quyết định đến mức độ bị bệnh. Những đợt mưa tháng 8 không những tạo vết thương trên lá mà còn làm cho vi khuẩn sinh sản nhanh, số lượng keo vi khuẩn hình thành nhiều, tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm và truyền lan nhanh chóng.
Kỹ thuật trồng trọt là 1 trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh. Những vùng đất màu mỡ, nhiều chất hữu cơ, bệnh thường phát triển nhiều hơn ở chân đất xấu, cằn cỗi. Phân đạm vô cơ có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Các dạng đmạ vô cơ dễ làm cho cây lúa nhiễm bệnh mạnh hơn đạm hữu cơ, phân xanh bón vùi giập cũng làm cho lúa nhiễm bệnh mạnh hơn phân chuồng ủ hoai mục.
- Nếu bón quá nhiều đạm, cây lúa xanh tốt, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích lũy cao thì cây dễ nhiễm bệnh nặng. Ở vụ xuân, có thể bón đạm với số lượng cao hơn vụ mùa. Bón phân sâu, bón tập trung, bón nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm, bón thúc sớm làm cho cây lúa để nhánh tập trung, đẻ nhanh thì bệnh bạc lá sẽ nhẹ hơn so với bón phân rải rác và bón muộn. Nếu bó đạm cân đối, tuy nhiên khi đã bón với lượng đạm quá cao (120 - 150 N/ha) thì dù có bón thêm kali và lân tác dụng với bệnh cũng không thể hiện rõ rệt.
- Ở những nơi đất chua, úng ngập nước hoặc mực nước sâu, đặc biệt là những vùng đất hẩu, nhiều mùn, hàng lúa bị bóng cây che phủ bệnh bạc lá có thể phát triển mạnh hơn.
Nói chung, thời kỳ mạ đến lúa đẻ nhánh là thời kỳ bệnh tương đối ít hơn so với giai đoạn cuối đẻ nhánh. Giai đoạn lúa làm đòng - trỗ - chín sữa là giai đoạn mẫn cảm với bệnh, hiện tượng này thể hiện khá rõ nét trên các giống lúa ngắn ngày phàm ăn chịu phân có năng suất cao cấy trong vụ chiêm xuân và vụ mùa.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa
(Hiện nay chưa có loại thuốc đặc hiệu trừ bệnh bạc lá lúa. Chỉ có loại thuốc mới, khả năng phòng bệnh tốt, trừ được bệnh khi mới phát sinh, cấp bệnh nhẹ (cấp bệnh C1-2) và một số loại thuốc thành phẩm thông dụng có nhiều trên thị trường có tác dụng phòng trị bệnh bạc lá lúa...)
4.1. Biện pháp canh tác, kỹ thuật phòng trừ bệnh bạc lá lúa:
+ Sử dụng các giống lúa chóng bệnh, chịu bệnh để gieo trồng là biện pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh bạc lá. Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt bị nhiễm.
+ Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng - trỗ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định (1:1)
+ Ruộng cần điều chỉnh mức nước thích hợp, nên để mức nước nông (5 - 10cm), nhất là sau khi lúa để nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2 - 3 ngày để hạn chế sự sinh trưởng của cây.
+ Thực hiện chăm sóc lúa theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI. Đối với các tỉnh phía Bắc: các giống lúa lai trong vụ phải chú ý bố trí cơ cấu mùa vụ và xác định vùng sản xuất, nói chung không nên bố trí nhiều diện tích lúa lai trong vụ mùa. Đối với các giống lúa chất lượng trong vụ mùa nên bố trí cấy lùi thời vụ vào cuối tháng 7 để lúa trỗ trong khoảng từ 25/9 đến 5/10 vào lúc thời tiết mát sẽ đỡ bị bạc lá hơn.
+ Cấy mạ đủ tuổi cũng là một biện pháp giảm nhẹ bệnh.
+ Bón phân cân đối NPK, bón tập trung ‘nặng đầu, nhẹ cuối’ (bón lót sâu, bón thúc sớm hết lượng đạm và kali), không bón thừa, bón muộn phân đạm; không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái vì như vậy cây lúa bị huy động đạm nên dễ bị bạc lá.
+ Bón vôi từ 10-15 kg/sào Bắc bộ, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ, có thể rắc tro bếp thay cho vôi bột.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là sau những đợt mưa giông, bão. Khi thấy bệnh xuất hiện, dừng ngay viêc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng;
4.2. Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh bạc lá lúa
+ Khi bệnh đã phát triển trên đồng ruộng thì việc phun thuốc hoá học thường không có hiệu quả. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số loại thuốc để phun phòng bệnh như: thuốc có hoạt chất Streptomicin sulfate, Kasugamicin, Gentamicin sulfate, Quaternary Ammonium Salst, Salicylic acid, Fosetyl Aluminium...nhưng phải phun sớm, nhất là trước hoặc ngay sau đợt mưa giông, kết hợp chăm sóc lúa cân đối, hợp lý để phòng ngừa và hạn chế bệnh.
- Bệnh khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus)
- Bệnh khảm lá chùn ngọn trên các loại dưa và bấu bí
- Bệnh sùi cành chè (Bacterium gorlencovianum)
- Bệnh vàng lá, thối quả trên cà chua
- Bệnh đốm góc cây thuốc lá (Pseudomonas angulate Stapp)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith)