Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu
Ánh sáng giúp cho việc quang hợp của cây và thông qua quá trình đó mà tạo ra các chất hữu cơ, các hoạt chất trong dược liệu. Thiếu ánh sáng cây mọc chậm, yếu ớt, sinh trưởng không bình thường, lá mỏng, không ra hoa, hoặc ra hoa không đều, song nếu ánh sáng quá mạnh thì lá nhỏ, phiến lá dày, hoa cũng biến sắc.
Cường độ ánh sáng và nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây thuốc là khác nhau. Để tạo điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt phải căn cứ vào yêu cầu ánh sáng đối với cây, được chia theo các nhóm sau:
- Nhóm cây ưa sáng: Là đa số nhóm cây có tinh dầu như Bạc Hà, Hương Nhu, Ba gạc, Hoằng Đằng, Ngũ gia hương bì, Sinh Địa. Đối với những loại cây này, không nên trồng xen, mật độ thưa hợp lý, không trồng nơi có nhiều bóng cây.
- Nhóm cây ưa sáng trung bình: Hoắc hương, Gừng, Nghệ ưa râm mát, nếu trồng ở chỗ có ánh nắng trực tiếp thì lá vàng, không thơm, cây phát triển kém. Cây sinh địa ưa nắng, nếu trồng trong vườn rợp cây chết lụi, củ nhỏ, những cây này có thể trồng xen hợp lý.
- Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: Yêu cầu ánh sáng tán xạ với cường độ ánh sáng khác nhau. Tam thất, sâm Ngọc Linh phải trồng dưới tán rừng hoặc dưới dàn mái che. Ba Kích trồng trong tán rừng có độ che phủ 0,3 – 0,5; Thảo quả yêu cầu độ che phủ 0,5 – 0,6; Sa nhân có độ che phủ 0,4 – 0,5 (so với ánh sáng trực xạ), nên trồng xen dưới các cây ăn quả, rừng Luồng, Quế, Trúc, mới sinh trưởng sẽ cho dược liệu tốt.
Lưu ý: Cùng một cây với thời gian sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu ánh sáng cũng sáng cũng khác nhau. Ví dụ: Quế, Hồi, Chè,... dưới 4 năm tuổi cần ít ánh sáng (che bóng), trên 4 năm tuổi lại cần nhiều ánh sáng. Thông thường yêu cầu ánh sáng gắn liền với độ cao địa hình.
Thời gian chiếu sáng (quang chu kỳ) cũng là một yếu tố quan trọng dùng làm cơ sở để bố trí thời vụ thích hợp. Một số nhóm cây được phân loại theo thời gian chiếu sáng như:
- Nhóm cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn (ra hoa khi độ dài ngày chiếu sáng trong ngày nhỏ hơn 11,45 giờ) như: Cúc hoa, Đậu tương, Đay.
- Nhóm cây phản ứng với ánh sáng ngày dài (ra hoa khi độ dài chiếu sáng trong ngày dài hơn 11,45 giờ): Bạc Hà, Ích Mẫu.
- Nhóm cây phản ứng trung tính với ánh sáng: là những cây ra hoa không phụ thuộc vào độ dài chiếu sáng trong ngày, chủ yếu theo thời gian sinh trưởng, phát triển của cây như: Địa Hoàng, Đương Quy, Bạch Chỉ, Quế, Thảo quả, Sâm Ngọc Linh...
Đa số cây thuốc đều ưa ánh sáng cũng như ít mẫm cảm với độ chiếu sáng dài ngày, song đó nhu cầu ánh sáng khác nhau nên cần chú ý xác định thời vụ, mật độ, với từng cây thuốc cho thích hợp mới đạt được năng suất, chất lượng dược liệu tốt.
-
Cây chùm ngây: Cây rau sạch và cây thuốc
Cây chùm ngây còn cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha - sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol...
-
Cơ sở lý luận dùng cây dược liệu làm thuốc trong Đông Y và Tây Y
Chúng ta biết rằng hiện nay trong giới Đông y có những người chỉ biết một số đơn thuốc gia truyền kinh nghiệm, nhưng lại có rất nhiều người trong khi điều trị tìm thuốc, chế thuốc...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá
Cây thuốc lá được trồng phổ biến và có giá trị kinh tế cao, vì vậy cần chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc cây sao cho sinh trưởng phát triển tốt...
-
Kỹ thuật bón phân cho cây thuốc lá
Cây thuốc lá ngày càng được trồng phổ biến, và có giá trị kinh tế vì vậy bón phân cân đối giúp cây thuốc lá sinh trưởng phát triển tốt năng suất và phẩm chất cao...
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô
- Kỹ thuật chăm sóc cà phê mùa khô: phục hồi, bổ sung dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng
- Kỹ thuật nhân giống cây keo lai và chăm sóc rừng keo lai giâm hom
- Cách trồng và chăm sóc hoa ly nở đẹp đúng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cây Trúc Phật Bà: Ý nghĩa phong thủy, vị trí trồng và cách chăm sóc
- Kỹ thuật chăm sóc cây Mận Hậu Mộc Châu từ A-Z: Giúp ra hoa, đậu quả đạt hiệu quả cao